Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu 320 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 51 - 54)

Việc xác định nhu cầu đào tạo tại công ty vẫn chưa xác với thực tế nên hiệu quả đào tạo chưa cao. Thông qua những đánh giá và khảo sát trên thực tế, ta có thể đề suất nhu cầu đào tạo dựa trên chiến lược phát triển chung của công ty. Nhu cầu đào tạo thường đặt ra khi nhân viên không có đủ kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc. Để tránh tình trạng gây lãng phí hay đào tạo thiếu dẫn đến đào tạo kinh doanh thấp, phải xác định nhu cầu đáo tạo. Nhu cầu này được dựa trên căn cứ như: Chiến lược về sản phẩm, chiến lược về sản xuất kinh doanh trong tương lai, chiến lược về con người.

Khi xác đinh nhu cầu đào tạo, công ty cần căn cứ vào đặc điểm của người học như: độ tuổi, trình độ, năng suất lao động, tỉ lệ vắng mặt và số lượng lao động rời bỏ công ty, đã qua đào tạo hay chưa.

Ta có thể tính toán nhu cầu theo các chỉ số liên quan như sau: Nj=S.Ica.Im / I

Trong đó: Nj: nhu cầu nhân viên nghề j năm kế hoạch S: số lượng nhân viên nghề j năm báo cáo Ica: chỉ số về số ca

Im: chỉ số về lượng máy nghề j

I: chỉ số về năng suất lao động năm kế hoạch j

Ví dụ: Số lượng công nhân sử dụng cầu trục bấm tay là 150 người. Biết chỉ

số về số lượng máy cầu trục là 1, chỉ số về số ca là 0.95 và chỉ số về năng suất lao động là 99.5%. Vậy nhu cầu nhân viên sử dụng cầu trục bấm tay năm 2008 là: N = (150x0.95x1)/0.9975 = 143

3.2.3.2. Đối tượng đào tạo.

Xác định đối tượng đào tạo là ai cho một chương trình đào tạo là rất cần thiết. Việc xác định đối tượng cho đi đào tạo ở Công ty cơ khí Hà Nội còn nhiều bất cập, việc đánh giá trình độ năng lực, tiềm năng của một số cán bộ

công nhân viên được đưa đi đào tạo còn thiếu chính xác. Do vậy, để bảo đảm đúng đối tượng cho đi đào tạo, Công ty cần làm tốt những nội dung sau:

Thứ nhât: Xác định người được đào tạo những tiêu chuẩn được đi học

bằng văn bản cụ thể( cần có sự kết hợp giữa phòng tổ chức nhân sự và các đơn vị cử người đi học)

Thứ hai: Các đơn vị cử người đi học cần đảm bảo đầy đủ các tiêu

chuẩn về đối tượng được đào tạo.

Thứ ba: Đưa tiêu chuẩn đào tạo trở thành một trong những chỉ tiêu của

các phòng, ban, phân xưởng.

3.2.3.3. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.

Đội ngũ giảng viên:

Hiện nay giáo viên giảng dạy cho 2 hình thức đào tạo này là các kỹ thuật viên hoặc công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đảm trách. Họ có kiến thức, trình độ chuyên môn khá cao song khả năng truyền đạt kiến thức cho học viên còn có phần hạn chế, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập của học viên.

Nhằm khắc phục tồn tại này, đội ngũ giảng viên cần được bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy bằng cách:

+ Công ty cử những cán bộ này tham gia một khoá học ngắn ngày về phương pháp giảng dạy hiện đại.

+ Công ty nên cho họ kiếm công việc giảng dạy ở trường Trung học Công nghệ Chế tạo máy nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của ho, đồng thời bổ sung phương pháp giảng dạy ngày càng tốt hơn.

+ Công ty cần tận dụng cán bộ công nhân lâu năm. Hiện nay, nhiều công nhân giỏi của Công ty đã đến tuổi nghỉ hưu. Đây là những

công nhân giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao. Công ty nên phối kết hợp với họ , mời họ tham gia giảng dạy cho hình thức đào tạo nâng bậc và đào tạo nghề 2.

+ Trong việc quản lý chương trình đào tạo Công ty có thể giao trách nhiệm quản lý chương trình đào tạo cụ thể cho từng nhóm giảng viên, để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao hơn. Và như vây, chất lượng đào tạo hàng năm của công ty mới thực sự hiệu quả.

Cơ sở vật chất:

Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy: Bên cạnh việc khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng tại chỗ Công ty cần tập trung thực hiện dự án nâng cấp trương Trung học Công nghệ Chế tạo máy. Chú trọng các điều kiện học tập hiện tại tại các phòng thực hành. Ngoài da, có thể làm các mô hình máy móc thiết bị phục vụ việc giảng dạy thay cho các loại máy móc thiết bị mà hiện nay Công ty chưa có khả năng đầu tư.

3.2.3.4. Kinh phí đào tạo.

Về vấn đề kinh phí dành cho đào tạo gặp rất nhiều khó khăn, nguồn kinh phí còn hạn chế. Công ty cần cố gắng hơn nữa khắc phục tình trạng này. Công ty có thể gia tăng bằng cách: Trích thêm % từ lợi nhuận, xin kinh phí từ Bộ Công Nghiệp, khuyến khích người lao động tự bỏ tiền đi học…

Ngoài ra Công ty nên có kế hoạch quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí này ngay từ khi xây dựng các chương trình đào tạo, phải xác định và phân bổ cụ thể: Chi phí cho học tập, chi phí cho phương tiện, giáo viên, chi phí cho người lao động trong quá trình đào tạo, và dự kiến các khoản chi phí khác.

Một phần của tài liệu 320 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w