Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu 320 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 43 - 46)

Mục tiêu phấn đấu tổng quát của công ty:

Mục tiêu tổng quát của công ty trong thời gian tới là mở rộng các mảng thị trường, quan tâm đầu tư nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ, nhằm chủ động tham gia cạnh tranh trên thị trường, phát triển sãn xuất máy công cụ theo hướng đa dang hoá sản phẩm, ứng dụng công nghệ tự động. Tăng cường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đặc biệt chú trọng cho sản phẩm đúc. Đầu tư thận trọng, dứt điểm từng hạng mục công trình, khai thác kịp thời hiệu quả sau đầu tư.

Về doanh thu trong 3 năm tới:

+ Năm 2008: 523,00 tỉ đồng. + Năm 2009: 710,00 tỉ đồng. + Năm 2010: 945,00 tỉ đồng.

Để đạt được mục tiêu, công ty đưa ra một số biện pháp chung sau:

- Tập trung khai thác các đơn đặt hàng lớn, đặc biệt là các đơn đặt hàng xuất khẩu, từng bước khẳng định vị thế của công ty trên thị trường quốc tế.

- Tiếp tục tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao, thiết kế và chế tạo công nghệ thuỷ điện, cung cấp và lắp đặt thiết bị thuỷ điện cho các nhà máy thuỷ điện, trong đó tập trung nghiên cứu các loại turbin, và điều tốc cho thuỷ điện vừa và nhỏ.

- Hợp tác sản xuất máy công cụ chất lượng cao, như máy công cụ CNC để cung cấp cho nhu cầu trong nước, và phục vụ các nhu cầu xuất khẩu.

- Hợp tác trong nước và ngoài nước để chế tạo máy nghiền đứng phục vụ cho các nhà máy xi măng. Dự kiến năm 2008 công ty sẽ cung cấp 8 nhà máy nghiền đứng cho các nhà máy xi măng.

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả dây chuyền đúc chất lượng cao, sản lượng 12 000 tấn/năm, phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

- Khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ các phụ tùng thiết bị phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân.

Mục tiêu cụ thể đối với một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm chính của công ty trong thời gian tới

 Đối với sản phẩm thiết bị toàn bộ.

- Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao, thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước hướng đến xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.

- Đầu tư có trọng điểm thiết bị công nghệ vào các khâu như: đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ các thiết bị và công nghệ, đáp ứng nhu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn và phức tạp.

- Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong nước, tăng cường sự phối hợp trong phân công và hợp tác sản xuất, kinh doanh thiết bị toàn bộ.

 Đối với sản phẩm máy động lực.

- Phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghệ mạnh của Việt Nam, thông qua các chương trình, các dự án đầu tư chiều sâu,

hiện đại hoá thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực máy động lực, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm.

- Đến năm 2010, công ty đáp ứng 60-70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung bình và nhỏ, sản xuất được động cơ 400 mã lực trở lên, với tỉ lệ nội địa hoá 35-40%.

 Đối với sản phẩm kéo và máy nông nghiệp.

Với sản phẩm máy kéo: đầu tư sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước về máy kéo 2 bánh có công suất 6-8-12 mã lực. Sản xuất máy kéo 4 bánh có công suất 18-20-25 mã lực và từng bước tiến tới 30 mã lực, phấn đấu đến năm 2010 sản xuất được máy kéo cỡ trung bình công xuất 50-80 mã lực.

Với sản phẩm máy nông nghiệp: tập trung đầu tư, xây dựng chuyên ngành máy nông nghiệp đủ mạnh, khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cơ khí địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ công nghiệp và nông nghiệp trong và ngoài nước.

 Đối với sản phẩm máy công cụ.

Ưu tiên phát triển ngành chế tạo công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp. Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại ứng dụng công nghệ cao và các thiết bị gia công đặc biệt.

 Đối với chuyên ngành ô tô và cơ khí vận tải.

Về cơ khí ô tô: phát triển công nghệ ô tô trên cơ sở tiếp thu công

nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khả năng khai thác từng bước nâng cao công nghệ thiết bị hiện có, đáp ứng nhu cầu thị trường ô tô trong nước, hướng tới xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô.

Với loại xe thông dụng: đáp ứng 40-50% nhu cầu trong nước về số

lượng, chất lượng, tăng tỉ lệ nội địa hoá lên 40% vào năm 2008, đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước và đạt tỉ lệ nội địa hoá 65% vào năm 2010.

Với loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các bên liên doanh sản

xuất phải đạt tỉ lệ nội địa hoá 20-25% vào năm 2008, và 40-45% vào năm 2010.

Về cơ khí giao thông vận tải: đầu tư có chiều sâu, bổ xung công

nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe, máy công trình như trạm trộn bê tông, nhựa nóng, máy giải thảm bê tông, nhựa nóng , xe du lịch các loại.

Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ toa xe lửa cao cấp, với tỉ lệ nội địa hoá trên 27% vào năm 2008 và 40% vào năm 2010.

 Đối với chuyên ngành cơ khí đóng tàu.

Phát triển cơ khí đóng tàu theo hướng trở thành một dây chuyền ngành kĩ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phấn đấu đến năm 2010 công ty có đủ năng lực đóng mới hầu hết các phương tiên tàu thuỷ nội địa với trọng tải 7-7,5 tấn.

Một phần của tài liệu 320 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w