II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty
2. Phương án cổ phần hoá:
Tên công ty:
Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
Tên giao dịch quốc tế: MACHINERY JOINT STOCK COMPANY Tên giao dịch viết tắt: MACHINCO 1
Trụ sở chính tại: Km9- Nguỹen trãi- Q. Thanh xuân- T.P Hà Nội Điện thoại: (84.4)8543422; 8541022
Email: machinco1@vnn.vn
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Hội đồng cổ đông : Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hoạt động qua các cuộc họp của Đại hội đồng (Đại hội đồng cổ đôngthàng lập; Đại hội đồng cổ đông thường niên; Đại hội đồng cổ đông bất thường). Đại hội đông cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược, tổng quát mà kế hoạch đó được thực hiện thông qua điều hành của tổng giám đốc công ty
Tổng giám đốc: sẽ tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÒNG tài chính kế toán
BAN KIỂM SÓAT
PHÒNG Xuất
khẩu và đầu tư CÁC PHÒNG kinh doanh PHÒNG tổ chức
hành chính
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC TRUNG TÂM ,Cửu hàng kinh doanh
Chi nhánh văn phòng đại diện
Ban kiểm soát: Có trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh- sản xuất của Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc.
Hệ thống các Phòng, trung tâm, chi nhánh, Văn phòng đại diện, Cửa hàng, Kho: Được tổ chức gọn nhẹ đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ, có chất lượng và hiệu quả được Tổng Giám Đốc giao. Đứng đầu là trưởng bộ phận, chựu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc
Nghành nghề và mặt hàng kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh:
+ kinh doanh thương mại: Xuất nhập khẩu, mua bán trong nước. + Tổ chức kinh doanh siêu thị.
+ Đại lý mua bán các loại máy móc thiết bị phục vụ xây dựng, thi ccong cơ gới, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, phương tiện vẩn tại, dây truyền sản xuúat thiết bị toàn bộ, phụ tùng, vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng công nghiệp , điện tử, tiêu dùng, hải sản, đại lý bán xăng dầu.
+ Tổ chức sản xut, gia công lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa các loại máy móc thiết bị, phương tiện vẩn tại.
+ Sản xuất gia công và kinh doanh hàng da giầy.
+ Dịch vụ tư vấn, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho hàng. + Dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống.
Mặt hàng kinh doanh:
+ Ôtô, xe máy, máy móc, thiết bị lẻ, thiết bị toàn bộ, phụ tùng ôtô các loại, phương tiện vẩn tải, dây truyền sản xuất
+ Phôi thép, thép thông dụng, vật tư , nguyên vật liệuphục vụ cho sản xuất
+ Vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hoá tiêu dùng + Nông , lâm , hải sản
+ Hàng da giày + Đại lý xăng dầu
+ Bất động sản: ( kho tàng, nhà xưởng, văn phòng, khách sạn, cửa hàng , siêu thị)
3. Cơ cấu vốn cổ phần :
QĐ số 2144/QĐ-BTM ngày 1/8/2005 của Bộ Thương Mại đã công nhận: Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp là: 108.109.912.421 đồng, trong đó vốn nhà nước tại doanh nghiệp chiếm 20.862.671.617 tương đương gần 20% tổng giá trị
- Vốn điều lệ của công ty :
Vốn cổ phần xác định theo điều lệ là 18.000.000.000đồng Mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng
Trong đó nhà nước lắm giữa 20% vốn điều lệ tương đương với 360.000CP; Cán bộ công nhân viên được mua cổ phần ưu đãi 30,48% vốn điều lệ, tương đương 548.600CP; Số cổ phần chào bán công khai 49,52% vốn điều lệ, tương đương với 891.400CP.
4. Phương án đầu tư phát triển sau cổ phần hoá:
4.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
Thuận lợi: Với bề dày kinh nhiệm hơn 40 năm hoạt động, và có một đội
ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, Công ty Thiết Bị khẳng định mình là một doanh nghiệp kinh doanh có truyền thống, uy tín trên thị trường Quốc Tế, thể hiện trong mối quan hệ kinh doanh NK lâu dài với các bạn hàng lớn ở các nước như: Liên Bang Nga, Đức, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Những năm qua công ty làm ăn ổn định, tài chính của công ty lành mạnh, luôn bảo toàn được vốn, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập của công nhân ngày càng tăng, công ty có mối quan hệ tốt với các tổ chức như Ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần đem lại thành công cho công ty trong những năm qua.
Hiện tai Công ty đang sở hữu nhiều cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đất có vị trí rất thuận lợi cho việc kinh doanh dịch vụ, hợp tác kinh doanh đầu tư phát triển mà ít có doanh nghiệp có được.
Khó khăn: Nền kinh tế thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng cao, đòi hỏi phải có sự đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong tổ chức bộ máy của công ty. Mặc dù đã có sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường nhưng công ty vẫn còn hạn chế gặp khó khăn như tổ chức bộ máy công ty còn quá cồng kềnh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, mặc dù công ty đã cố gắng sử dụng đội ngũ lao động hiện có, bố trí vào công việc phù hợp song do chuyển từ thời bao cấp sang nên lực lượng lao động lớn, tuổi cao, chủ yếu là công nhan kỹ thuật, một số người không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nên không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn hiện tại cũng như khi chuyển sang công ty cổ phần trong thời gian tới. Vấn đề này là một thách thức lớn của công ty, đòi hỏi công ty phải có biện pháp để giảm thiểu bộ máy cồng kềnh, tạo điều kiện cho công ty phát triển trong tương lai
4.2. Định hướng về kế hoạch, kết quả kinh doanh và sản xuất trong năm tới: xuất trong năm tới:
Bảng6: Kế hoạch kinh doanh-sản xuất (năm 2006-2008).
Chỉ tiêu Năm2006 Năm2007 Năm2008
Tổng kim ngạch XK (1000 USD) -Xuất khẩu uỷ thác
Mặt hàng xuất khẩu là da giầy
5.300 5.300 5.420 5.420 5.470 5.470 Tổng kim ngạch NK (1000 USD) -Nhập khẩu uỷ thác
-Nhập khẩu kinh doanh
-Máy móc thiết bị, DC công nghệ -Nguyên vật liệu 19.100 150 18.950 97 18.741 19.400 200 19.200 101 19.021 21.000 230 10.770 104 20.541
Tổng doanh thu (Triệu đồng): -Bán hàng trên thị trường nội địa -Doanh thu sản xuất dịch vụ
Mặt hàng chủ yếu bán ra: -Ôtô các loại
-Máy móc, thiết bị, DC công nghệ -Nguyên vật liệu -Mặt hàng khác 450.000 445.000 5.000 3.200 1.000 347.400 93.400 481.500 476.000 5.500 3.300 900 384.275 87.525 515.205 509.205 6.000 3.500 1.100 385.564 119.041 Nguồn: Phương hướng cổ phần hoá của DN
Bảng7: Dự kiến kết quả kinh doanh-sản xuất và tình hình tài chính khi chuyển sang công ty cổ phần ( Đơn vị: 1000 VNĐ )
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Tổng doanh thu -DT bán hàng -DT dịch vụ 450.000.000 445.000.000 5.000.000 2.Tổng chi phí 447.692.308 478.961.538 511.984.964
3.Lợi nhuận trước thuế 2.307.692 2.538.462 3.220.036 4.Lợi nhuận sau thuế
-7% quỹ dự phòng tài chính -10% quỹ đầu tư phát triển -5% quỹ khen thưởng -Lợi tức cổ phần 2.307.692 161.538 230.769 115.385 1.800.000 2.538.462 177.692 253.846 126.923 1.980.000 2.769.231 193.846 276.923 138.462 2.160.000 5.Tỷ suất lợi tức 10% 11% 12% Thu nhập bình quân(ng/đ/tháng) 2.200 2.464 2.760 Nguồn: Phương hướng cổ phần hoá của DN
Qua Bảng 6,7 ta thấy kế hoạch trong 3 năm tới của doanh vẫn kinh doanh hàng hoá nhập khẩu về trong nước để bán, theo bảng6 thì kế hoạch cho 3 năm tiếp theo năm 2006 đạt 19 triệu USD, năm 2007đạt 19,4 triệu USD, năm 2008 đạt 21 triệu USD. Trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu doanh nghiệp vẫn chú trọng vào nhập khẩu nguyên vật liệu (trong đó cơ cấu mặt hàng thép là chính) chiếm khoảng trên 95% qua các năm, trong đó mặt hàng chú trọng chính là phôi thép và các sản phẩm thép chiếm tỷ trọng cao vẫn được công ty chú trọng nhập khẩu về để kinh doanh.
Theo kế hoạch kinh doanh thì doanh thu bình quân trong 3 năm tới khoảng 500 tỷ VNĐ và lợi nhuận sau thuế bình quân qua các năm đạt gần 2,5 tỷ VNĐ tương đương với lợi nhuận trên thì tỷ suất lợi tức qua các năm theo kế hoạch là: 10%, 11%, 12%, đồng thời thu nhập của người lao động qua các năm theo kế hoạch có xu hướng tăng đã dược thể hiện ở trên(bảng 7). Tất cả điều đó nói nên công ty có một kế hoạch cho tương lai phù hợp với khả năng điều kiện của công ty ở hiện tại và tương lai sau cổ phần hoá.
Còn mặt hàng xuất khẩu uỷ thác chủ yếu là da giầy còn hạn chế theo kế hoạch khoảng 5.300.000USD đến 5.400.000 USD hàng năm là một con số thấp, không nói lên được nhiều điều về XK của doanh nghiệp.
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu:
1. Nghiên cứu thị trường:
Thị trường luôn luôn biến động, luôn tiềm ẩn đầy rủi ro và tạo ra những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp biết lắm bắt cơ hội của thị trường tạo ra thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao. Muốn nhận biết được những cơ hội và an toàn trong kinh doanh, đặc biệt là phải nhận biết những cơ hội càng sớm thì đòi hỏi doanh nghiệp có chính sách giải pháp đúng đắn trong nghiên cứu thị trường, đối với công ty Thiết Bị cần phải làm :
- Công ty nên tách biệt giữa nghiên cứu thị trường với các công đoạn khác trong mua bán hàng hoá NK, nên có một phòng Marketing hoặc có một bộ phận riêng nghiên cứu thị trường bán hàng nhập khẩu.
- Khi có bộ phận Marketing thì đòi hỏi công ty phải cung cấp kinh phí để bộ phận này nghiên cứu thị trường, và các cán bộ nhân viên có thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu, cần đào tạo nhân viên cho nghiên cứu thị trường, để đáp ứng nhu cầu nhân viên trong nghiên cứu ngay hiện tại thì công ty tuyển nhân viên nghiên cứu thị trường theo hình thức thi tuyển chọ người phù hợp nhất, có khả năng trình độ nghiệp vụ tốt.
- Công ty cần nghiên cứu những nhu cầu của thị trường, của bạn hàng truyền thống biết được khối lượng mua, thời gian mua, khoảng cách mua, các dịch vụ họ muốn có, các dịch vụ của đối thủ của công ty có... ở hiên tại và tương lai, để doanh nghiệp có những chính sách đáp ứng nhu cầu của khách hàng để nâng cao doanh số bán, nâng cao lợi nhuận đem lại hiệu quả kinh doang cao cho doanh nghiệp .
- Công ty nên thu thập thông tin qua các hội thảo, hội ngị khách hàng, phỏng vấn trực tiếp đối với khách hàng mua hàng của công ty trong khi bán hàng sẽ giảm được chi phí…Nhưng công ty cũng chú ý quan tâm đến các
thông tin ở các tạp chí chuyên ngành, các chính sách của nhà nước, phương hướng phát triển của Việt Nam…. Đặc biệt khi Việt Nam ra nhập WTO và nhu cầu CNH-HĐH, đời sống của người dân càng cao, thị trường ôtô trong nước rất tiềm năng, trong khi nền sản xuất ôtô trong nước hầu như không cạnh tranh được với nước ngoài, tất yếu ôtô sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH và đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt đối với thị trường ôtô đã qua sử dụng có thể phù hợp với nhu cầu thu nhập thấp của người dân Việt Nam, đây là cơ hội cho công ty, phải nghiên cứu đánh giá để lắm bắt cơ hội của thị trương tiềm năng này.
2. Giảm thiếu các chi phí khác trong kinh doanh hàng nhập khẩu: khẩu:
Để giảm thiểu chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau :
- Trong tổng chi phí thì giá vốn chiếm tỷ lệ cao, nên công ty phải nghiên cứu kỹ cung trên thị trường thế giới, để chọn bạn hàng, giá cả hợp lý, phương thức thanh toán tốt nhất để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trong hợp đồng NK công ty nên chọn hình thức NK theo điều kiện
FOB để qua đó công ty tiết kiệm được chi phí do chủ động trong thuê tàu, mua bảo hiểm và tổ chức bốc xếp hợp lý để giảm thiểu chi phí.
- Nếu công ty lựa chọn được mua bảo hiểm thì nên chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp nhất đối với hàng hoá sao cho vừa đảm bảo rủi ro sảy ra sẽ được bồi thường, vừa giảm được chi phí kinh doanh đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
- Công ty thực hiện bán hàng trực tiếp chuyển thẳng đến khách hàng khác nhau rộng khắp cả nước, đồng thời các mặt hàng của công ty cung ứng lại cồng kềnh, khối lượng và trọng lượng lớn nên chi phí vẩn chuyển lớn, công ty phải lựa chọn hàng hoá về nước cập cảng nào phù hợp nhất, tổ chức bốc rỡ hai đầu và trong quá trình vẩn chuyển hợp lý, lựa chọn phương tiện vẩn tải phù hợp với từng loại hàng hoá và tuyến đường hợp ngắn nhất mà đạt hiệu quả cao để giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
- Công ty cũng giảm chi phí khác như: Áp dụng khoa học công nghệ như thương mại điện tử khi đó giảm thiệu được chi phí về nhân sự, thời gian và các chi phí phát sinh khác; Thu hút các nguồn vốn với lãi suất thấp hay vốn liên doanh kiên kết để giảm thiểu chi phí vay vốn; Tăng cường quản lý tốt tài sản sử dụng trong kinh doanh; Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên…
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Vốn là một trong các nhân tố quyêt định hàng đầu với doanh nghệp nhất là với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh NK, hiện tại trong tương lai công ty chú trọng vào các biện pháp sau:
- Công ty phấn đấu năng cao vòng quay của vốn: Tránh ứ đọng hàng hoá, mở rộng thị trường mở rộng khách hàng, chống bị chiếm dụng vốn, chống bị tồn đọng hàng hoá như:
Trước khi cung cấp hàng hoá cho khách hàng công ty phải phân tích khả năng tài chính, thanh toán của bạn hàng
Trong hợp đồng bán hàng có điều khoản phạt vi phạm trả chậm, để bên bán có trách nhiệm trong việc thanh toán tiền hàng tránh bị chiếm dụng vốn
Công ty phải có những chính sách thanh toán trong nhiều trường hợp củ thể như: Tỷ lệ triết khấu cho khoản nợ trả trước, giới hạn các khoản nợ đối
với khách hàng thường xuyên, áp dụng linh hoạt các chính sách triết khấu hoa hồng…
- Giải pháp huy động vốn:
Bằng cách cổ phần hoá, bán cổ phiếu , trái phiếu trên thị trường chứng khoán để huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp
Bằng cách liên doanh liên kết trong nước, đặc biệt công ty nên liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, khi đó doanh nghiệp có ngoại tệ chuyển đổi cao rất thuận lợi trong thanh toán
Đặc biệt công ty nên quan tâm đến mối quan hệ với các ngân hàng tốt để có thể vay vốn một cách linh hoạt và hợp lý trong hoạt động kinh doanh cũng như khi gặp khó khăn, đòi hỏi công ty có kế hoạch kinh doanh thuyết phục, đồng thời tuân thủ thực hiện đúng các điều khoản, điều lệ do ngân hàng thoả thuận với công ty.
4. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá NK.
Để nâng cao hiệu quả bán hàng NK trong thời gian tới công ty cần chú trong đến những vấn đề giải pháp sau:
4.1. Tăng cường các hoạt động Marketing cho bán hàng nhập khẩu: