Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (Trang 29 - 34)

c. Nguyên nhân

2.1.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty

Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty về mặt quy mô, cần xem xét chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp được biểu hiện bằng tiền, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một thời kỳ(thường là một năm), bao gồm cả sản phẩm dở dang. Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng quát và đầy đủ về thành quả lao động của công ty.

Bên cạnh chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, để biết được khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trường về hàng hoá do công ty sản xuất, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “ giá trị sản lượmg hàng hoá”. Chỉ tiêu này phản ánh phần sản phẩm mà công ty đã hoàn thành trong thời kỳ, đã cung cấp hoặc chuẩn bị cung cấp cho xã hội.

Để biết được năng lực sản xuất hàng hoá của công ty cao hay thấp, đồng thời nắm được sản phẩm dở dang nhiều hay ít, khi phân tích còn có thể sử dụng thêm chỉ tiêu “ Hệ số (tỷ suất) sản xuất hàng hoá”.

Giá trị sản lượng Tỷ suất sản xuất hàng hoá =

Giá trị tổng sản lượng

Công ty sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất: tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch:

Giá trị sản lượng thực tế(G1) Giá trị tổng sản lượng =

Giá trị tổng sản lượng kế hoạch(Go) Mức biến động tuyệt đối G = G1 – G0

Việc so sánh trực tiếp trên chưa cho phép đánh giá chính xác kết quả sản xuất. Do vậy khi so sánh cần liên hệ kết quả đạt được với chi phí sản xuất mà công ty chi ra trong kỳ:

Mức tuyệt đối G = G1 – G0

Các chỉ tiêu “ giá trị sản lượng hàng hoá” và “ tỷ suất hàng hoá” khi phân tích sẽ tiến hành so sánh trực tiếp đồng thời có liên hệ, đối chiếu với tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản lượng.

Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất trong cả 3 năm 2003, 2004, 2005 trên các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá cụ thể là:

+ Năm 2002 thực tế so với kế hoạch.

Giá trị tổng sản lượng đạt 101,7% vượt 645,7 (triệu đồng) Giá trị sản lượng hàng hoá đạt 109,8% vượt 3564,7(triệu đồng)

Liên hệ với chi phí sản xuất ta sẽ thấy được kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty trong năm 2002 như sau:

38878,5 G = 38937,6 – 38283 x = 3173,7 (triệu đồng) 35000 38937,6 Hay đạt x 100 = 92,5% 38878,5 38283x 35000

Điều này cho thấy mặc dù công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị tổng sản lượng nhưng hiệu quả không cao. Đáng lẽ nếu như dự kiến kế hoạch, trong điều kiện bình thường với chi phí là 35000(triệu đồng) đạt được khối lượng sản phẩm trị giá 38283 (triệu đồng) thì với chi phí là 38878,5 (triệu đồng) đáng lẽ khối lượng sản phẩm đạt:

38878,5x38283 = 42111,3 ` 35000

Nhưng thực tế Công ty chỉ đạt 38937,6 (triệu đồng). Vì thế có thể nói trong điều kiện sản xuất bình thường Công ty đã hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt quy mô chi phí sản xuất tăng quá nhiều:

38878,5 – 35000

X 100 = 11,1% 35000

lẽ ra với kết quả sản xuất 38937,6 (triệu đồng) trong điều kiện sản xuất bình thường lượng chi phí hợp lý là:

38937,6x35000

35595 (triệu đồng) 38283

Thực tế công ty đã chi 38878,5 (triệu đồng) tức là chi vượt mức một lượng là: 3283,5 (triệu đồng).

Năm 2003 thực hiện so với kế hoạch là:

Giá trị tổng sản lượng đạt 105,4% vượt quá 2358 (triệu đồng) Giá trị sản lượng hàng hoá đạt 131,7% vượt 14469 (triệu đồng).

Liên hệ với chi phí sản xuất ta thấy được kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty trong năm 2003 như sau:

53436

G = 45757 – 43399 X = 1545,3 (triệu đồng)

55643 Hay đạt x 100 =138% 53436 52798 x 70200

Thực tế cho thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tóm lại: Qua việc phân tích tình thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty từ năm 2002 – 2004 ở trên ta thấy Công ty TNHHNN 01 thành viên sản xuất kinh doanh ngày càng đạt kết quả cao, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm máy công cụ, thép cán cũng như các thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp khác.Bên cạnh đó mức độ đạt được của giá trị sản lượng hàng hoá trong cả 3 năm đều cao hơn mức độ đạt đựoc của tổng sản lượng làm cho tỷ suất sản xuất hàng hoá cũng vượt kế hoạch, làm giảm lượng sản phẩm dở dang và tránh khỏi tình trạng gây ứ đọng vốn cho Công ty. Đây là điều kiện quan trọng giúp công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ khác, chiếm lĩnh thị trường và từ đó có thể mở rộng được thị trường của mình.

2.2.2.phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn của công ty sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi công ty xuất kho sản phẩm gửi đi tiêu thụ và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Công ty áp dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh gía khái quát tình hnh tiêu thụ: So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch( giá bán cố định) cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.

Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2002 – 2004 thể hiện:

Chỉ tiêu Thực hiện

2002 2003 2004

Số lượng SPHH tiêu thụ tăng so với kế hoạch

15,2% 12,3% 45,3%

Mức tăng (Triệu đồng) 4758500000 5189961000 8636738000 Năm2003 công ty đã ký được một khối lượng hợp đồng với giá trị lớn. Tổng giá trị hợp đồng đã ký trong năm là 47727921600 đồng so với năm 2002, bằng 162%. Trong đó giá trị các hợp đồng đã ký bằng ngoại tệ mạnh là 4056197230 USD, có 11 hợp đồng giá trị trên 1 tỷ đồng với 40,5 tỷ là thiết bị phục vụ ngành đường, chế tạo lần đầu tiên tại công ty. Tổng giá trị hợp đồng được chuyển sang thực hiện năm 2004 là 25,33 tỷ đồng so với năm 2002 là bằng 107%. Nhìn chung việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất theo các hợp đồng đã ký của công ty ổn định và phần lớn đạt tiến bộ.

2.2.3.Phân tích các hình thức tiêu thụ, phương thức thanh toán của công ty.

2.2.3.1. Phân tích các hình thức tiêu thụ.

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quyết định dến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như công ty TNHH NN 01 thành viên nói riêng. Việc lựa chọn các hình thức tiêu thụ thông qua các kênh phân phối là vấn đề quan trọng được công ty luôn quan tâm. Bởi vì nếu công ty xác định đúng đắn các kênh phân phối sẽ giúp cho quá trình vận động hàng hoá được tăng nhanh, từ đó công ty có điều kiện tiết kiệm chi phí bán hàng, góp phần tăng doanh thu lợi nhuận.

Hiện nay công ty đang thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm thông qua 2 hình thức chủ yếu:

Hình 1: áp dụng kênh phân phối trực tiếp ngắn

Hình 2: áp dụng kênh phân phối trực tiếp dài

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w