Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải (Trang 26 - 31)

I. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩ mở Công ty

1. Nhân tố bên ngoài

1.1. Luật pháp

Công ty TMT có hai dòng sản phẩm chính là ô tô tải và xe máy, đây là hai loại hàng chịu tác động rất lớn bởi nhân tố luật pháp.

Sản xuất ô tô là một ngành rất đặc thù, đòi hỏi phải có sự bảo hộ cực cao và lâu dài hàng chục năm, vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và phải có thị trường lớn (bao gồm cả thi trường trong và ngoài nước). Do đó, các cơ chế, chính sách và định hướng phát triển của Nhà nước sẽ là một nhân tố rất quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển cũng như tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay cũng đang cần có một loạt các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất linh kiện…Do đó các nhân tố thuộc Nhà nước đã ảnh hưởng rất lớn.

Hiện nay, Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất ô tô trong nước. Tuỳ thuộc vào địa bàn đầu tư, các liên doanh lắp ráp ôtô tại Việt Nam hiện đang được áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN ưu đãi mức 15% hoặc 20% (trong khi các ngành khác bị áp 25%); đồng thời được miễn, giảm thuế thu nhập DN trong một số năm kể từ khi kinh doanh có lãi.

Các DN ôtô còn được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời... để tạo tài sản cố định. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô bán ra cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Ngoài những chính sách ưu đãi chung nói trên được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các DN còn được hưởng lợi từ các chính sách bảo hộ của Nhà nước dành riêng cho ngành ôtô. Nổi lên là chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và chính sách bảo hộ về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, những chính sách bảo hộ hiện nay đang làm cho cản trở cho khả năng tiêu thụ xe ô tô ở Việt Nam, bởi giá xe ở Việt Nam hiện đắt hơn 2 đến 3 lần so với thế giới trong khi thu nhập người dân còn rất thấp.

1.2. Đặc điểm thị trường

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80 triệu dân, trong đó tỷ lệ dân trong nghề nông nghiệp là rất cao (hơn 60%), để phục vụ cho nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân, đòi hỏi phải có một lượng lớn các phương tiện giao thông. Do đó đây là một thị trường rất tiềm năng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, khi đời sống đã được nâng cao, nhu cầu đi lại và sản xuất cần phải có các phương tiện thích ứng là cần các xe tải nhẹ và các loại xe gắn máy hai bánh có giá thành vừa phải nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu chất lượng. Và cũng theo chính sách của Nhà nước sản xuất các loại phương tiện vận tải thay thế xe Công Nông phục vụ vùng nông thôn. Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến hết tháng 3/2003 chúng ta có 439.000 ôtô các loại đang hoạt động. Trong đó xe con chiếm 30%, xe tải chiếm 43,1% tương đương 187.000 xe. Dự kiến tỷ trọng này sẽ còn ổn định đến năm 2010. Việt Nam là nước đang phát triển, cũng là nước nông nghiệp nên nhu cầu xe tải của chúng ta trong thời gian tới là rất lớn. Dự báo của Bộ Công

nghiệp cho thấy, năm 2006 Việt Nam cần thêm 46.000 xe tải các loại và năm 2010 là 72.000 xe.

Nếu như Nhà nước có chính sách thay thế xe tải quá hạn sử dụng (như đối với xe khách hiện nay) thì đến năm 2010 chúng ta sẽ phải thay thế là 132.000 xe tải các loại. Tuy nhiên đây chưa phải là con số cuối cùng vì rằng Việt Nam hiện có khoảng hơn 100.000 xe công nông đang hoạt động tại các vùng nông thôn, miền núi.Và cũng theo chính sách của Nhà nước về sản xuất các loại phương tiện vận tải phù hợp thay thế xe Công Nông phục vụ vùng nông thôn nhằm giảm tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường. Vì thế,trong tương lai gần cũng cần một lượng xe tải đáng kể để thay thế phương tiện này. Thị trường xe tải xem ra rất "mở cửa". Đây là một thời cơ rất tốt cho công ty, tuy nhiên trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều hãng trong và ngoài nước lắp ráp và sản xuất ôtô, xe máy, đặc biệt là xe nhập khẩu từ Trung Quốc. Vì thế Công ty cần có các biện pháp nâng cao chất lượng và giảm giá thành để có thể cạnh tranh và mở rộng được thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Về thị trường xe máy, hiện nay sức mua xe máy đã giảm rất nhiều so với vài năm trước. nguyên nhân là do thị trường đã bão hoà. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty là dòng xe máy giá rẻ phục vụ cho các đối tượng tiêu dùng bình dân như khách hàng vùng nông thôn miền núi. Sức mua của thị trường này đang còn rất lớn do nhu cầu đi lại tăng và thu nhập của nông dân cũng đang tăng cao, đủ sức chi trả cho những chiếc xe máy giá bình dân. Do vậy, sản phẩm xe máy giá bình dân của công ty nếu tận dụng được thị trường này

1.3. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường trong nước đang có ba lực lượng tham gia sản xuất lắp ráp xe tải.

Lực lượng thứ nhất là các thành viên thuộc VAMA. Ngày 10-10-2005, Công ty Ôtô Suzuki Việt Nam quyết định giảm giá loại xe tải Suzuki Super Carry Truck

từ 116 triệu đồng xuống còn 106 triệu đồng (tương đương 7.000 USD, đã có thuế GTGT) bằng phương thức khuyến mãi: từ ngày 10-10-2005 đến 15-12-2005, khách hàng mua xe Super Carry Truck sẽ được tặng ngay 10 triệu đồng. Xe tải Super Carry Truck, động cơ 970 cc, trọng lượng xe có tải 1.750 kg, đầu năm 2005, giá bán là 7.310 USD/xe (đã có thuế GTGT).

Mặc dù bán khá chạy nhưng Suzuki Việt Nam vẫn quyết định giảm giá 300 USD/chiếc để cạnh tranh với các hãng khác, nhất là các loại xe tải nhẹ có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được lắp ráp tại Việt Nam.

Giữa tháng 10/2005, Công ty ôtô Isuzu Việt Nam tung ra thị trường dòng xe tải mới gồm 4 loại: Suzuki Forword NHR, NKR, NPR, NQR được trang bị máy điều hòa và CD nghe nhạc với giá bán đã bao gồm thuế GTGT từ 15.400 USD đến 23.500 USD/chiếc sau khi đưa ra loại xe tải N-series bán khá chạy từ đầu năm đến nay. Hãng Vinastar tung ra xe tải Canter 1.9 LW.

Lực lượng thứ hai là các doanh nghiệp sản xuất ôtô 100% vốn trong nước. Họ cũng lao vào cuộc chạy đua sản xuất xe tải, đồng thời tăng cường những chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi chưa từng có từ trước đến nay.

Trong tháng 10/2005, Công ty Sản xuất Ôtô Xuân Kiên tung ra thị trường 13 dòng ôtô tải và xe buýt các loại với giá bán thấp nhất là loại xe tải nhẹ có nhãn hiệu HFJ 1011G, tải trọng 780 kg, giá 5.900 USD/chiếc; 2 loại xe bán tải có giá bán 13.500 USD và 14.500 USD/chiếc.

Từ đầu tháng 4/2005 đến nay, Công ty Ôtô Trường Hải đưa ra thị trường dòng xe tải mới có xuất xứ từ Trung Quốc mang nhãn hiệu Foton, tải trọng từ 1,25 tấn đến 17 tấn, do Tập đoàn ôtô Foton, Trung Quốc sản xuất. Mặc dù chất lượng xe Foton chấp nhận được và tiêu hao xăng dầu thấp, chỉ bằng 8/10 xe Hàn Quốc, giá bán các loại xe Foton mới 100% ở Việt Nam chỉ bằng khoảng 50-60% các loại xe tải Hàn Quốc cùng loại nhưng trong 6 tháng qua, xe Foton của Trường Hải bán rất

chậm do bị cạnh tranh rất mạnh của những dòng xe tải Trung Quốc khác có giá bán còn rẻ hơn khoảng 10%.

Tương tự như Công ty Trường Hải, tháng 4/2005, Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Giao thông Vận tải (Tracimexco) thuộc Bộ Giao thông Vận tải tung 9 loại ôtô Trung Quốc giá rẻ ra thị trường, từ xe tải mini 700 kg đến xe tải 2,5 tấn.

Giá bán 9 loại xe Trung Quốc thấp hơn 20-30% so với xe lắp ráp cùng loại có xuất xứ từ Hàn Quốc. Cuối năm 2005, hàng loạt dòng xe mới Trung Quốc gồm xe tải nhẹ và xe nông dụng dưới 2,5 tấn với công nghệ do Tập đoàn ôtô Trường Giang Trung Quốc chuyển giao cũng sẽ được Công ty Đại Cát Tường (nhà máy đặt tại khu công nghiệp Dung Quất) tung ra thị trường Việt Nam.

Lực lượng thứ ba là các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất xe trên nền cơ sở xe Hàn Quốc và Nhật. Tại khu vực phía Nam, UBND TP.HCM cũng đang tích cực hỗ trợ để Tổng Công ty cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) nhanh chóng trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. SAMCO có vốn điều lệ lên tới 722 tỷ đồng, tổng doanh thu năm 2004 đạt 5.720 tỷ đồng, dự kiến năm 2005 tăng lên 6.110 tỷ đồng. Doanh nghiệp trong nước lớn nhất sản xuất lắp ráp xe tải là Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor). Vinamotor đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp ráp khung gầm xe khách, xe tải, lắp ráp xe mini buýt, xe con, động cơ với Tập đoàn Hyundai Motor của Hàn Quốc.

Vinamotor có năng lực sản xuất mỗi năm là 10.000 xe khách và 23.000 xe tải nhẹ, xe đông lạnh. Hàng loạt các dự án sản xuất phụ tùng ôtô cũng đang được Vinamotor rốt ráo thực hiện để đến cuối năm 2006 Vinamotor có thể chủ động phần lớn phụ tùng chi tiết.

Hiện nay ở Việt Nam đã có 13 liên doanh sản xuất ôtô, gần 30 công ty trong nước được phép sản xuất lắp ráp xe tải. Do đó, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thì vào thời điểm hiện nay, năng lực sản xuất các loại xe này đã vượt quá nhu

cầu, kể cả nhu cầu đã dự báo sẽ tăng mạnh trong 3-5 năm tới. Như vậy, các đối thủ cạnh tranh của công ty là rất mạnh và thị trường đầu ra của công ty cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Điều đó đòi hỏi công ty phải có các giải pháp thích hợp để có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w