Thực hiện và giám sát tiến bộ trong thực hiện Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và giảm

Một phần của tài liệu Thực hiện và giám sát tiến bộ trong thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (Trang 106 - 115)

Chiến lợc toàn diện về tăng trởng và giảm nghèo

Tăng tr−ởng nhanh và có lợi cho ng−ời nghèo chính là điểm mấu chốt trong thành tích giảm nghèo tuyệt vời của Việt Nam trong thập kỷ qua. Tăng tr−ởng với tốc độ cao dự kiến có thể vẫn còn tiếp tục. Nh−ng một phần gia tăng trong sản l−ợng có thể bị mất đi ở những giai đoạn sau, nếu cần phải cứu giúp hệ thống tài chính đang bị căng thẳng do những khoản nợ không thu hồi đ−ợc của những DNNN yếu kém. Kinh nghiệm của các n−ớc khác ở Đông á và cả ở Châu Mỹ La tinh, cho thấy khủng hoảng tài chính có thể gây tác hại nh− thế nào đến ng−ời nghèo. Việc hoàn thành chuyển đổi sang kinh tế thị tr−ờng, và đặc biệt là thắt chặt những ràng buộc ngân sách đối với các DNNN, là chìa khoá để có thể giảm nghèo bền vững trong dài hạn. Nh−ng cải cách cơ cấu thôi có lẽ ch−a đủ. Nếu không tiếp tục có những nỗ lực đặc biệt, thì tăng tr−ởng không thể có lợi cho ng−ời nghèo đ−ợc nh− tr−ớc đây. Tác động phân phối lại của cải cách đất đai hiện đã phai mờ. Việc áp dụng cơ chế thị tr−ờng trong giáo dục và y tế, xu h−ớng đẩy mạnh phân cấp, và sự chênh lệch gia tăng giữa các vùng, đi kèm với hội nhập kinh tế thế giới, sẽ đều góp phần làm gia tăng bất bình đẳng. Giữ cho tăng tr−ởng mang tính hoà nhập đòi hỏi phải có những cải thiện căn bản trong chính sách đối với các lĩnh vực xã hội cũng nh− phải có tiến bộ trong quản trị nhà n−ớc và minh bạch. Định h−ớng để tăng tr−ởng và giảm nghèo đã đ−ợc nêu rõ trong CPRGS. Việc thực hiện và giám sát tiến bộ trong thực hiện chiến l−ợc đó hiện đang là một thách thức chính.

Những cải cách chính sách sắp tới

Để đơn giản hoá, những biện pháp chính sách đ−ợc nêu trong CPRGS có thể đ−ợc phân ra làm 3 nhóm. Một nhóm nhằm hoàn thành việc chuyển đổi sang kinh tế thị tr−ờng, thúc đẩy cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ, và tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp t− nhân và DNNN. Nhóm thứ hai tập trung giữ cho sự phát triển mang tính hoà nhập về xã hội và bền vững về môi tr−ờng. Nhóm biện pháp chính sách thứ ba liên quan đến xây dựng nền quản trị nhà n−ớc hiện đại, bao gồm những lĩnh vực nh− quản lý tài chính công, cải cách hành chính, và cải cách pháp luật. Đây là cách tiếp cận hợp lý để thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và giảm nghèo, nên nó đòi hỏi phải đ−ợc −u tiên cao. Kể cả khi trù tính cho một thời hạn t−ơng đối dài, thành công trong thực hiện CPRGS không thể nghiễm nhiên có thể đạt đ−ợc.

Do phân tích nghèo đói phải dựa trên cách nhìn ở cấp hộ, nên nó th−ờng tập trung vào những cải cách chính sách thuộc hai nhóm sau, đ−ợc xem xét trong CPRGS, và ít chú ý đến những cải cách mang tính "cơ cấu" hơn. Điều tra hộ cho phép đánh giá xem các hộ nhận đ−ợc những gì về mặt giáo dục, y tế, vệ sinh, và họ phải trả bao nhiêu cho những dịch vụ này. Các PPA nhấn mạnh vào việc quá trình giao tiếp với chính quyền địa ph−ơng và khả năng tham gia vào các quyết định ở cấp xã (hoặc không đ−ợc tham gia). Theo quan điểm này, hiển nhiên dẫn đến những ngụ ý chính sách liên quan đến khu vực xã hội hoặc quản trị nhà n−ớc, trong khi ở mức độ nào đó bỏ qua lĩnh vực cơ cấu. Nh−ng những chính sách tốt trong lĩnh vực này có thể thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và tạo việc làm, trong khi chính sách kém có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và xáo trộn về kinh tế. Điều t−ơng tự cũng diễn ra đối với cơ sở hạ tầng. Xét từ góc độ của hộ, đ−ờng nông thôn rõ ràng là rất cần thiết, nh−ng đôi khi ng−ời ta lại quên mất những chính sách liên quan đến những cơ sở hạ tầng quy mô lớn, mặc dù đ−ờng nông thôn cần phải nối với mạng đ−ờng bộ. Nhiều khi những nguồn lực bị lãng phí cho những dự án lớn thậm chí còn v−ợt quá số ngân sách dành cho các ch−ơng trình mục tiêu cho giảm nghèo.

Tr−ớc khi bàn chi tiết hơn về những cải cách chính sách cần thiết trong các lĩnh vực xã hội và quản trị nhà n−ớc nhằm tiếp tục giảm nghèo, cũng nên điểm lại ch−ơng trình cải cách cơ

cấu của Việt Nam. Việc hoàn thành chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr−ờng đòi hỏi phải tăng hội nhập với nền kinh tế thế giới, cơ cấu lại hoặc chuyển đổi sở hữu nhiều DNNN, và tăng c−ờng năng lực của khu vực tài chính nhằm phân bổ tín dụng một cách hợp lý, thắt chặt những ràng buộc ngân sách đối với khu vực DNNN, và tạo một sân chơi bình đẳng để cho phép phát triển một khu vực t− nhân năng động trong n−ớc. Thành tựu trong một số những lĩnh vực này là vững chắc, và càng ngày càng đ−ợc "khẳng định” thông qua những hiệp định quốc tế. Nh−ng tiến bộ trong những lĩnh vực khác lại chậm, và thậm chí còn có thể gây tổn hại đến tăng tr−ởng kinh tế.

Lĩnh vực chính sách, trong đó cải cách cơ cấu, tiến nhanh nhất là hội nhập kinh tế thế giới. Cho đến cuối thời hạn mà CPRGS đề ra, dự kiến là mức thuế quan trung bình theo Hiệp định Thuế quan −u đãi có hiệu lực chung sẽ là khoảng 9,3%. Việt Nam cũng dự kiến sẽ hoàn thành tất cả các cam kết trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, đạt những mốc chính trong Hiệp định Th−ơng mại Việt Nam - Hoa kỳ, và sẽ đủ điều kiện trở thành thành viên của Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO). Việc tham gia WTO sẽ là chìa khoá để thúc đẩy cạnh tranh trong các ngành dịch vụ mà hiện vẫn do các tổng công ty chiếm lĩnh. Đồng thời cũng đòi hỏi phải sửa đổi khung pháp lý. Nh−ng điều này sẽ không thực hiện đ−ợc nếu không có cải cách toàn diện, với sự hỗ trợ của một lộ trình hội nhập đ−ợc tính toán kỹ. Việc đ−a ra một lộ trình nh− vậy, bao gồm một danh mục cụ thể những hành động và thời hạn thực hiện, chính là −u tiên hàng đầu trong ch−ơng trình cải cách của Việt Nam.

Mặt khác, cải cách đang tiến triển với tốc độ chậm trễ đáng lo ngại trong những lĩnh vực liên quan đến cải cách DNNN và khu vực tài chính. Cần phải đạt đ−ợc tiến bộ căn bản trong chuyển đổi sở hữu những DNNN không có vai trò chiến l−ợc, phải thắt chặt những ràng buộc ngân sách đối với những DNNN còn giữ lại trong tay nhà n−ớc, và phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và chi tiêu tài chính của các DNNN. Chiến l−ợc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp mới đ−ợc thông qua gần đây gồm 104 kế hoạch cải cách DNNN riêng rẽ, do các bộ chủ quản, các tỉnh và tổng công ty đề xuất và đ−ợc Thủ t−ớng phê duyệt. Những kế hoạch này đã chỉ rõ tên các doanh nghiệp và thời hạn phải chuyển đổi. Trong giai đoạn 3 năm, khoảng 2700 trong số 5000 DNNN sẽ đ−ợc cổ phần hoá, bán, giải thể, sát nhập, hoặc chuyển thành các đơn vị hành chính. Tuy nhiên, do tính phức tạp của quá trình này, và do có thể vấp phải sự phản kháng của những bên có lợi ích, nên việc thực hiện đ−ợc những kế hoạch đầy tham vọng này không phải dễ dàng. Các DNNN cũng đ−ợc yêu cầu phải nộp các thông tin tài chính chi tiết hàng năm cho các cơ quan chức năng của chính phủ, nh− là một phần trong nỗ lực giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Nh−ng còn phải chờ xem họ sẽ tuân thủ yêu cầu này đến đâu.

Một trong những thách thức lớn nhất của quá trình này là những khoản cho vay lớn của các ngân hàng th−ơng mại quốc doanh (NHTMQD) cho DNNN và không thu hồi đ−ợc. Do những khác biệt về chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế trong phân loại vốn vay, nên khối l−ợng nợ tồn đọng thực tế là bao nhiêu vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Việt Nam đã có một kế hoạch cơ cấu lại và tái cấp vốn cho các NHTMQD. Nó sẽ kéo dài đến hết thời hạn của CPRGS. Nh−ng những thời hạn chính trong kế hoạch này vẫn còn t−ơng đối mơ hồ. T−ơng tự, tiến bộ trong t−ơng lai về giải quyết nợ tồn đọng đòi hỏi phải có một biện pháp hữu hiệu đ−ợc thực hiện một cách có hệ thống trong những năm tới. Một b−ớc quan trọng theo h−ớng này là thành lập một công ty mua bán nợ và tài sản trung −ơng, chủ yếu tập trung vào giải quyết nợ tồn đọng thuộc trách nhiệm của chính phủ. Cần thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa những hoạt động của công ty mua bán nợ trung −ơng với việc cơ cấu lại hoạt động và tài chính của những DNNN có liên quan, mà cho đến nay việc này vẫn ch−a làm đ−ợc. Cũng cần phải có cam kết rõ ràng để tách việc cho vay chính sách đối với những ngành do DNNN chi phối, nh− mía đ−ờng, ra khỏi cho vay th−ơng mại. Cam kết này đã đ−ợc phản ánh bằng việc thành lập NHCSXH (xem Ch−ơng 3) và Quỹ HTPT. Nh−ng những tổ chức này vẫn cần có một khung pháp lý minh bạch để hoạt động một cách thận trọng.

Về việc phát triển khu vực t− nhân, ch−ơng trình cải cách trong lĩnh vực này tập trung vào tạo điều kiện tiếp cận với đất đai dễ dàng, sân chơi bình đẳng, và tiếp tục thực hiện Luật Doanh nghiệp. Điều đáng khích lệ là Chính phủ đã xây dựng đ−ợc một kế hoạch hành động nhằm thực hiện các nghị quyết của Đảng về thúc đẩy phát triển khu vực t− nhân và đã ban hành nghị định về

89

thực hiện Luật Doanh nghiệp. Việc cho t− nhân sử dụng đất đai, thông qua cải thiện quy hoạch sử dụng đất và loại bỏ những hạn chế về chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các hoạt động công nghiệp, và cho phép doanh nghiệp t− nhân chuyển nh−ợng quyền sử dụng đất, sẽ có tác động lớn lên sự phát triển của khu vực t− nhân. T−ơng tự, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện đang hoạt động theo những cơ chế pháp luật và quy chế khác nhau. Ch−ơng trình cải cách cũng gồm cả sửa đổi Luật Doanh nghiệp để bao trùm toàn bộ khu vực doanh nghiệp (n−ớc ngoài, t− nhân trong n−ớc, và nhà n−ớc), cùng với một lịch trình rõ ràng để những DNNN lớn phải tuân thủ. Bình đẳng trong tiếp cận cơ hội thị tr−ờng lớn đ−ợc mở ra trong CTĐTC của chính phủ là một yếu tố then chốt nữa trong ch−ơng trình cải cách.

Gắn nguồn lực với chính sách

CPRGS không chỉ là một danh mục chi tiết những biện pháp chính sách, mà nó còn là một quá trình nêu ra những mục tiêu phát triển rõ ràng, dựa trên các bằng chứng và quá trình tham vấn để xác định những chính sách phù hợp nhất nhằm đạt đ−ợc những mục tiêu đó, và gắn nguồn lực với việc thực hiện những chính sách đã lựa chọn. Mục tiêu dài hạn của ch−ơng trình cải cách là nhằm đ−a CPRGS vào quá trình lập kế hoạch ở mọi cấp, nhằm thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo.

Để đạt mục tiêu này, cần có những biện pháp lập kế hoạch ngân sách hiện đại ở những cơ quan chủ chốt của chính phủ nh− Bộ TC, Bộ KH&ĐT, các bộ ngành chính, bao gồm giáo dục, y tế, giao thông, và phát triển nông thôn. Trên thực tế, vị trí của Bộ TC có thể đ−ợc củng cố, nh− là một cơ quan đầu mối trong soạn thảo ngân sách, thông qua việc xây dựng những cơ chế đối tác tốt hơn với Bộ KH&ĐT, các bộ chủ quản, và các tỉnh. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn phải trở thành một phần trong mỗi chu kỳ ngân sách, bao gồm phân loại chỉ tiêu theo chức năng kinh tế và dự toán tổng chi của bộ hoặc tỉnh. Việc lập ra khuôn khổ chi tiêu trung hạn ở cấp ngành sẽ là một biện pháp nhằm lập kế hoạch tr−ớc cho chi tiêu và quản lý chính sách ở các bộ và các tỉnh.

Một th−ớc đo về sự thành công sẽ là sự kết hợp giữa chi đầu t− và chi th−ờng xuyên, dẫn đến những kế hoạch chi tiêu chi tiết, thống nhất với khuôn khổ dự toán ngân sách cho t−ơng lai, với một số các mục tiêu định h−ớng hoạt động phù hợp với CPRGS. Cũng cần cải thiện một b−ớc tính trách nhiệm tài chính trong khu vực nhà n−ớc. Trong đó cần bao gồm tăng c−ờng tính minh bạch trong quá trình lập ngân sách và những khoản ngoài ngân sách, cải thiện lịch trình thực hiện, độ tin cậy, tính nhất quán, và công khai các thông tin ngân sách, vai trò độc lập hơn và hiệu quả cao của Kiểm toán Nhà n−ớc Việt Nam, và công khai các báo cáo kiểm toán.

Việc "mở rộng" CPRGS vào cuối 2003, với một ch−ơng mới về cơ sở hạ tầng quy mô lớn, là một b−ớc tiến đáng khích lệ. Nó mở ra triển vọng để đánh giá lại những −u tiên đầu t− công cộng xét từ giác độ tăng tr−ởng kinh tế và giảm nghèo. Mặc dù chiếm tới gần 1/5 GDP của Việt Nam, nh−ng CTĐTC về cơ bản mới chỉ là tập hợp những dự án do các bộ chủ quản, các tỉnh và các tổng công ty trình lên. Những tiêu chí dùng để lựa chọn dự án, và việc gắn chi cho đầu t− với chi th−ờng xuyên còn rất yếu kém. Ch−ơng mới trong CPRGS xem xét lại CTĐTC, và vị trí của nó trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch và ngân sách. Các giải pháp cần thiết để củng cố ch−ơng trình này, nhằm gắn chặt hơn giữa chi đầu t− với các mục tiêu tăng tr−ởng và giảm nghèo đ−ợc trình bày ở Khung 8.1.

Khung 8.1: Cải thiện Ch−ơng trình Đầu t− Công

Hiện tại, CTĐTC thiếu một trọng tâm chính sách. Điều này trái ng−ợc hẳn với cách làm trong

CPRGS, khi các mục tiêu phát triển đ−ợc nêu rõ, đ−ợc xây dựng trên cơ sở kết hợp bằng chứng định l−ợng

với tham vấn nhằm xác định những chính sách thích hợp nhất để đạt đ−ợc những mục tiêu này và phân bổ

nguồn lực cho nó. Để hài hoà đ−ợc trọng tâm chính sách của CTĐTC với tầm nhìn chiến l−ợc trong CPRGS, cần cân nhắc cải thiện một số lĩnh vực:

Các kế hoạch tổng thể. Đây là x−ơng sống của việc phát triển cơ sở hạ tầng, thế nh−ng hiện tại việc phối hợp còn có nhiều bất cập. Xét theo giác độ vùng, việc kết hợp đầu t− vào giao thông, năng l−ợng,

thủy lợi, n−ớc và vệ sinh, với việc khoanh vùng phù hợp và đảm bảo cung cấp những dịch vụ xã hội

nhằm phục vụ cho những chuyển biến về kinh tế xã hội là những việc cần thiết.

Vai trò của nhà n−ớc. Không phải mọi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đều phải do nhà n−ớc làm, hoặc

dùng kinh phí nhà n−ớc. Những nguồn lực khan hiếm không nên dùng vào những loại đầu t− mà khu

vực t− nhân có thể làm đ−ợc. Kể cả khi nhà n−ớc có thể can thiệp, không nhất thiết phải cấp kinh phí trực tiếp, thay vào đó có thể bảo lãnh hoặc thông qua những quy định điều tiết (nh− nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ phổ thông).

Xác định −u tiên. Các dự án đầu t− khác nhau có thể có những tác động khác nhau đối với tăng tr−ởng

kinh tế và giảm nghèo. Có thể ban hành những h−ớng dẫn để đánh giá những tác động đó, dù chỉ là

đánh giá rất sơ bộ. Những dự án do các bộ và các tỉnh trình lên sẽ phải đ−ợc phân loại dựa trên những

h−ớng dẫn đó, để có căn cứ rõ ràng trong việc so sánh lựa chọn dự án (chọn dự án có tác động tăng

tr−ởng ít hơn, nh−ng tác động giảm nghèo nhiều hơn chẳng hạn).

Cấp vốn. Hiện tại, các dự án cơ sở hạ tầng có thể do nhà n−ớc cấp vốn d−ới nhiều hình thức, bao gồm lấy nguồn ODA, ngân sách, hoặc phát hành trái phiếu. Những tiêu chuẩn rõ ràng để xác định loại kinh

Một phần của tài liệu Thực hiện và giám sát tiến bộ trong thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)