Nâng cao điều kiện đào tạo, bồi dưỡng du lịch

Một phần của tài liệu 322 Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 72)

III. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam:

1. Giải pháp chung với toàn ngành

1.4: Nâng cao điều kiện đào tạo, bồi dưỡng du lịch

Những giải pháp chủ yếu cần được triển khai đồng bộ để thực hiện thành công nhiệm vụ này là:

(1) Tập trung đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; mở rộng quy mô và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch để tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh, sinh viên;

(2) Đào tạo đội ngũ giảng viên và giáo viên cho các cơ sở đào tạo du lịch bằng nhiều hình thức, cả ở trong và ngoài nước; thu hút giảng viên từ các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp; tăng cường đào tạo kĩ năng huấn luyện cho đội ngũ giám sát; nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho giảng viên, giáo viên, nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và tạo điều kiện cho giảng viên, giáo viên tự nghiên cứu, trao đổi trực tiếp các vấn đề chuyên môn với các chuyên gia nước ngoài và tham gia các khoá học tập ngoài nước.

(3) Chuẩn hoá và không ngừng đổi mới chương trình đào tạo du lịch từ dậy nghề, trung học, cao đẳng đến đại học; nội dung đào tạo cần tiếp cận nhu cầu thực tế về năng lực làm việc trong các lĩnh vực của Ngành, đạt chuẩn cao được quốc tế công nhận, đảm bảo tính liên thông giữa các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Từng bước chuyển đổi việc xây dựng chương trình môn học theo niên chế, môn học truyền thống hiện nay sang chương trình modul, đào tạo theo tín chỉ, tạo điều kiện cho người lao động trong du lịch có khả năng và nhu cầu có thể học suốt đời để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu 322 Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w