Tiêu chuẩn hoá chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu 322 Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

III. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam:

1. Giải pháp chung với toàn ngành

1.2: Tiêu chuẩn hoá chương trình đào tạo

Đây là nhiệm vụ mang tính quy chuẩn, tạo hệ thống chuẩn mực đánh giá trình độ và tay nghề thống nhất cả nước, là cơ sở chủ yếu để các cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động và người lao động phấn đấu. Để thực hiện nhiệm vụ này cần: (1) Phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với các chức danh và cấp bậc ngành nghề trong du lịch; áp dụng thí điểm, điều chỉnh và từng bước nhân rộng hệ thống tiêu chuẩn này trong cả nước.

(2) Thúc đẩy và mở rộng hoạt động của mô hình Hội đồng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (VTCB) về các ngành nghề khách sạn đã được dự án Luxembourg hỗ trợ hình thành ra toàn quốc và mở ra các ngành nghề khác; phối hợp với các cơ quan hữu quan và Dự án EU về phát triển nguồn nhân lực du lịch để hoà nhập hệ thống chứng chỉ VTCB trong hệ thống đào tạo quốc gia; lồng ghép hoạt động này với chương trình hành động quốc gia về du lịch.

(3) Phối hợp các ngành liên quan và các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện chương trình khung các chuyên ngành du lịch bậc trung học chuyên nghiệp; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo du lịch bậc cao đẳng, đại học để thống nhất quản lý trong cả nước và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong quá trình xây dựng chương trình, giáo trình môn học, chú trọng tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu thống nhất tiêu chuẩn-lao động không rào cản mà các tổ chức quốc tế Việt Nam tham gia hoặc sẽ tham gia đặt ra.

Một phần của tài liệu 322 Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w