Phân tích sự khác biệt theo yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế à Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 61 - 72)

- Tài chính Doanh nghiệp

a Dependent Vrible: Su hi long

3.3.2. Phân tích sự khác biệt theo yếu tố nhân khẩu học

Nghiên cứu của luận văn sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố để phát hiện sự khác biệt giữa các thành phần theo yếu tố nhân khẩu học. Phân tích phương sai một nhân tố để kiểm định liệu rằng có sự khác

Khả năng thực hiện cam kết Đội ngũ giảng viên Sự nhiệt tình của CB,GV Sự hài lòng của SV HSHQ: 0,238 Hệ số Beta: 0,224 HSHQ: 0,243 Hệ số Beta: 0,274 HSHQ: 0,218 Hệ số Beta: 0,221 HSHQ: 0,25 Hệ số Beta: 0,239 HSHQ: 0,15 Hệ số Beta: 0,152 61

nhau nào tồn tại giữa các thành phần nghiên cứu với các yếu tố nhân khẩu học (theo Khoa, Năm học, Kết quả học tập và Giới tính).

Với giả thiết được đặt ra là: Giả thiết H0: μ1 = μ2 = ... = μk

Trong đó,μi là trung bình của tổng thể thứiđược rút ra từ mẫu thứ i. 3.3.2.1. Kiểm định sự khác biệt đánh giá chất lượng

Kiểm định sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Khoa, ta có kết quả

sau (chi tiết tại Phụ lục 5A).

Bảng 3.15. Kết quả kiểm định phương sai theo Khoa Test of Homogeneity of Variances

Levene

Statistic df1 df2 Sig.

Co so vat chat .056 2 257 .946

Su nhiet tinh cua CB, GV .107 2 257 .899

Doi ngu giang vien 2.482 2 257 .086

Kha nang thuc hien cam ket .045 2 257 .956

Su quan tam cua Nha truong toi SV .887 2 257 .413

Mức ý nghĩa Sig. của các biến độc lập trong kiểm định phương sai đều lớn hơn 0,05. Có thể kết luận rằng phương sai sự đánh giá của sinh viên giữa các Khoa không khác nhau và kết quả của phân tích ANOVA được sử dụng.

Bảng 3.16. Kết quả phân tích ANOVA theo Khoa ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Co so vat chat Between Groups .050 2 .025 .044 .957

Within Groups 143.485 257 .558

Total 143.534 259

Su nhiet tinh cua CB, GV Between Groups 3.259 2 1.630 2.078 .127

Within Groups 201.560 257 .784

Total 204.820 259

Doi ngu giang vien Between Groups 1.036 2 .518 .806 .448

Within Groups 165.077 257 .642

Total 166.113 259

Kha nang thuc hien cam ket Between Groups .157 2 .079 .136 .872

Within Groups 147.944 257 .576

Total 148.101 259

Su quan tam cua Nha

truong toi SV Between Groups 1.816 2 .908 1.440 .239

Within Groups 162.093 257 .631

Total 163.909 259

Qua phân tích phương sai ANOVA chúng ta thấy với mức ý nghĩa Sig. của tất cả các biến độc lập đều lớn hơn 0,05, ta có thể đi đến kết luận không có sự khác nhau tồn tại giữa các biến độc lập và sự đánh giá của sinh viên giữa các Khoa (hay nói cách khác là giả thiết H0được chấp nhận).

Thống kê mô tả (Descriptives – Phụ lục 5A – Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Khoa) cho thấy, mức độ đánh giá các thành phần trong chất lượng đào tạo chưa được cao (giá trị báo cáo nằm trong khoảng 2,595 ÷ 3,238), cụ thể: đối với thành phần Cơ sở vật chất đánh giá mức độ hài lòng chưa cao (giá trị báo cáo nằm trong khoảng 2,595 ÷ 2,628) và không có sự khác nhau nhiều về mức độ hài lòng của sinh viên ở các Khoa trong trường; đối với thành phần Sự nhiệt tình của

đội ngũ cán bộ và giảng viên, thành phần Đội ngũ giảng viên đánh giá mức độ

hài lòng ở mức trung bình (giá trị báo cáo đối hai thành phần này nằm trong khoảng 2,840 ÷ 3,238), mức độ hài lòng đối với Sự nhiệt tình của đội ngũ cán

bộ và giảng viên được sinh viên khoa Kinh tế đánh giá cao nhất (giá trị báo cáo 3,105) và thấp nhất là sinh viên khoa Kế toán (giá trị báo cáo 2,840), thành phần Đội ngũ giảng viên được sinh viên đánh giá tương đối tốt, giá trị

trung bình báo cáo đạt 3,147 trong đó sinh viên khoa Kinh tế đánh giá cao nhất (giá trị báo cáo 3,2380 và khoa QTKD thấp hơn (giá trị báo cáo 3,085);

đối với thành phần Khả năng thực hiện cam kết và Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên được sinh viên đánh giá ở mức thấp (giá trị báo cáo đối với hai thành phần này nằm trong khoảng 2,730 ÷ 3,004), mức độ hài lòng của sinh viên về thành phần Khả năng thực hiện cam kết được đánh giá ở mức thấp hơn trung bình một ít, mức độ hài lòng của sinh viên khoa Kinh tế về

Khả năng thực hiện cam kết đánh giá cao nhất (giá trị báo cáo 3,004) và khoa Kế toán đánh giá thấp nhất (giá trị báo cáo 2,948).

Tương tự, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích ANOVA đối với kiểm định sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Năm học, Học lực và Giới tính.

Với kiểm định sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Năm học, ta có kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances)với mức ý nghĩa Sig. của các biến độc lập trong kiểm định phương sai đều lớn hơn 0,05. Có thể kết luận rằng phương sai sự đánh giá của sinh viên giữa các Khoa không khác nhau và kết quả của phân tích ANOVA được sử dụng. Trong phân tích phương sai một nhân tố ANOVA, giá trị báo cáo về

mức ý nghĩa của 3 biến độc lập (Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên, Khả

năng thực hiện cam kết và Đội ngũ giảng viên) có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0,05, tức là có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo năm học đối với 3 biến trên. Đối với hai biến (Cơ sở vật chất và Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên) có mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0,05, điều này có nghĩa đánh giá về

chất lượng theo năm học của sinh viên là không khác nhau. Hiện tượng này

xảy ra là do của sinh viên ở các năm học khác nhau có nhận thức và cảm nhận về chất lượng đào tạo khác nhau (Chi tiết tại Phụ lục 5B)

Thống kê mô tả (Descriptives – Phụ lục 5B - Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Năm học),

đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với 5 thành phần trong chất lượng

đào tạo nằm trong khoảng giá trị (2,571 ÷ 3,414). Cụ thể, thành phần Cơ sở

vật chất đánh giá ở mức thấp (giá trị trung bình báo cáo 2,612), đánh giá thành phần Cơ sở vật theo năm học không có sự khác nhau nhiều giữa sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 4 (giá trị báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên năm thứ 2: 2,584, năm thứ 3: 2,571 và năm thứ 4: 2,676); đánh giá của sinh viên về thành phần Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên, thành phần Đội ngũ giảng viên cao hơn so với thành phần Cơ sở vật chất (giá trị báo cáo hai thành phần này nằm trong khoảng 2,742 ÷ 3,414), trong đánh giá thành phần Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên sinh viên năm thứ 2 đánh giá cao nhất (giá trị báo cáo 3,343), điều này có thể dễ lý giải vì sinh viên năm thứ 1 và năm thứ 2 là những người mới vào học và có nhiều bỡ

ngỡ khi học tập tại môi trường mới nên sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của

đội ngũ cán bộ và giảng viên đã tạo ấn tượng tốt. Đối với thành phần Đội ngũ

giảng viên đánh giá của sinh viên qua các năm học không có khác nhau nhiều, các giá trị báo cáo về đánh giá của sinh viên nằm trong khoảng 2,976 ÷ 3,414;

đánh giá của sinh viên về thành phần Khả năng thực hiện cam kết và Sự quan tâm của Nhà trường có giá trị nằm trong khoảng (2,756 ÷ 3,139). Sinh viên năm thứ 2 có đánh giá tương đối tốt với hai thành phần này, giá trị báo cáo

đánh giá của sinh viên năm thứ 2 đối với thành phần Khả năng thực hiện cam kết là 3,139 và giá trị báo cáo đánh giá của sinh viên năm thứ 2 đối với thành phần Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên là 2,903. Sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 có đánh giá thấp hơn một ít so với sinh viên năm thứ 2 đối với

hai thành phần này hay nói cách khác là có sự giảm sút về mức độ hài lòng của SV năm thứ 3 và năm thứ 4 đối với hai thành phần này.

Với kiểm định sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Học lực (kết quả học tập), ta có kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai với mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0,05, điều này có nghĩa phương sai sự đánh giá của sinh viên theo kết quả học tập không khác nhau và kết quả của phân tích ANOVA

được sử dụng. Trong phân tích phương sai một nhân tố ANOVA, giá trị báo cáo về mức ý nghĩa của biến Cơ sở vật chất nhỏ hơn 0,05, điều này có nghĩa là có sự khác nhau về đánh giá thành phần cơ sở vật chất trong chất lượng đào tạo của sinh viên. Giá trị báo cáo về mức ý nghĩa Sig. của 4 thành phần còn lại đều có giá trị lớn hơn 0,05, từ đây ta có thể đi đến kết luận rằng không có sự khác biệt trong đánh giá chất lượng theo kết quả học tập đối với 4 thành phần (Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên, Đội ngũ giảng viên, Khả năng thực hiện cam kết và Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên). (Chi tiết tại Phụ lục 5C)

Thống kê mô tả (Descriptives – Phụ lục 5C - Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Học lực).

Đánh giá năm thành phần trong chất lượng đào tạo về mức độ hài lòng nằm trong khoảng (1,839 ÷ 3,296). Thành phần Cơ sở vật chất trong đánh giá của sinh viên là có sự khác nhau, sinh viên có kết quả học lực Yếu đánh giá thành phần cơ sở vật chất thấp nhất (giá trị báo cáo 1,893), điều này cho thấy Cơ sở

vật chất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đào tạo của Nhà trường, nếu cơ sở vật chất tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên và là

động lực cho sinh viên phấn đấu trong học tập; Giá trị trung bình báo cáo về

mức độ hài lòng đối với thành phần Đội ngũ giảng viên được đánh giá cao nhất (giá trị trung bình báo cáo 3,147), thành phần Đội ngũ cán bộ, Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên luôn được sinh viên đánh giá tốt hơn so

với các thành phần khác. Đánh giá của sinh viên về hài thành phần này không có sự khác biệt nhiều, giá trị báo cáo nằm trong khoảng 2,922 ÷ 3,296; Đối với thành phần Khả năng thực hiện cam kết và Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên được đánh giá ở mức độ trung bình, giá trị báo cáo hai thành phần này nằm trong khoảng (2,705 ÷ 3,083). Đánh giá của sinh viên học lực Yếu đối với hai thành phần này là tương đối thấp, thành phần Khả năng thực hiện cam kết có giá trị báo cáo 2,796 và thành phần Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên có giá trị báo cáo 2,705 so với các giá trị báo cáo về đánh giá mức độ hài lòng sinh viên có kết quả từ học lực Trung bình đến Giỏi

Với kiểm định sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Giới tính, ta có kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances)với mức ý nghĩa Sig. của các biến độc lập trong kiểm định phương sai đều lớn hơn 0,05. Có thể kết luận rằng phương sai sự đánh giá của sinh viên theo giới tính không khác nhau và kết quả của phân tích ANOVA được sử dụng. Trong phân tích phương sai một nhân tố ANOVA, giá trị báo cáo về

mức ý nghĩa của 5 biến độc lập lớn hơn 0,05, điều này có nghĩa đánh giá về

chất lượng theo giới tính của sinh viên là không khác nhau (Chi tiết tại Phụ

lục 5D).

Thống kê mô tả (Descriptives – Phụ lục 5D - Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Giới tính). Cho thấy, đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo theo Giới tính đối với 5 thành phần nằm trong khoảng (2,497 ÷ 3,207). Tương tự như trên, thành phần Cơ sở vật chất luôn được đánh giá thấp hơn với các thành phần khác về

mức độ hài lòng. Giá trị báo cáo về mức độ hài lòng của sinh viên về cơ sở

vật chất không có sự khác nhau nhiều giữa giới tính nam (giá trị báo cáo 2,661) và nữ (giá trị báo cáo 2,497). Thành phần Sự quan tâm của đội ngũ cán bộ và giảng viên, thành phần Đội ngũ giảng viên và Khả năng thực hiện cam

kết được đánh giá tương đối tốt (giá trị báo cáo nằm trong khoảng 2,909 ÷ 3,207), sinh viên nữ đánh giá mức độ hài lòng đối với thành phần Đội ngũ

giảng viên cao nhất và sinh viên nam đánh giá mức độ hài lòng đối với Khả

năng thực hiện cam kết thấp nhất trong ba thành phần được xác định ở trên. Thành phần Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên được đánh giá mức tương đối thấp, giá trị báo cáo nằm trong khoảng (2,777 ÷ 2,864). So sánh toàn bộ giá trị báo cáo về mức độ hài lòng đối với 5 thành phần, cho thấy, giới tính nữ đánh giá mức độ hài lòng cao hơn giới tính nam.

Tóm lại, qua phân tích phương sai một nhân tố ANOVA đối với sự

khác biệt về đánh giá chất lượng theo Khoa, Năm học, Học lực và Giới tính. Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Khoa cho thấy, mức độ đánh giá các thành phần trong chất lượng đào tạo chưa được cao, giá trị báo cáo nằm trong khoảng (2,595 ÷ 3,238). Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Năm học, mức độ hài lòng của sinh viên đối với 5 thành phần trong chất lượng đào tạo nằm trong khoảng giá trị (2,571 ÷ 3,414). Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Học lực, mức độ hài lòng nằm trong khoảng (1,839 ÷ 3,296). Phân tích phương sai một nhân tố với kiểm định sự khác nhau về đánh giá chất lượng theo Giới tính, mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo theo Giới tính

đối với 5 thành phần nằm trong khoảng (2,497 ÷ 3,207). Nhìn chung đánh giá của sinh viên về mức độ hài lòng đối với chất lượng đào tạo của Nhà trường ở

mức độ trung bình.

3.3.2.2. Kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng

Tương tự như trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố ANOVA để kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của

sinh viên về theo Khoa, Năm học, Học lực và Giới tính. Kết quả sau khi phân tích thu được như sau (chi tiết tại Phụ lục 6).

Với kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Khoa, Năm học và theo Học lực, ta có kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) với mức ý nghĩa Sig. của các biến độc lập trong kiểm định phương sai đều lớn hơn 0,05. Có thể kết luận rằng phương sai mức

độ hài lòng của sinh viên theo Khoa, Năm học và theo Học lực là không khác nhau và kết quả của phân tích ANOVA được sử dụng. Trong phân tích phương sai một nhân tố ANOVA, giá trị báo cáo về mức ý nghĩa của 5 biến

độc lập lớn hơn 0,05, điều này có nghĩa mức độ hài lòng về chất lượng theo Khoa, Năm học và theo Học lực của sinh viên là không khác nhau.

Với kiểm định sự khác nhau về mức độ hài lòng theo Giới tính, kết quả

kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) với mức ý nghĩa Sig. của các biến độc lập trong kiểm định phương sai nhỏ

hơn 0,05 (giá trị báo cao Sig.=0,047). Có thể kết luận rằng phương sai mức độ

hài lòng của sinh viên theo giới tính là khác nhau và kết quả phân tích ANOVA cho giá trị Sig. lớn hơn 0,05. Với kiểm định sự khác nhau về mức độ

hài lòng theo giới tính, ta có thể kết luận, mức độ hài lòng của sinh viên là khác nhau về chất lượng đào tạo hay mức độ hài lòng của sinh viên nữ khác với mức độ hài lòng của sinh viên nam.

Tóm tt

Chương 3 đã trình bày và giải quyết những vấn đề đặt ra của luận văn.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế à Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)