Cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng, phát triển của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế à Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 30 - 32)

Đại hc Kinh tế và Qun tr kinh doanh

2.1.3.1. Cơ hội

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế tri thức, làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp đào tạo, đồng thời tạo cơ hội cho Nhà trường dễ dàng tiếp cận được các thành tựu của tri thức nhân loại.

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu của thời đại. Đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng vào cộng đồng quốc tế. Các chính sách "mở cửa" của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo cơ hội lớn cho nhà trường "đi tắt, đón đầu"

để sớm có các chương trình, giáo trình tiên tiến và sớm đào tạo được các chuyên gia trẻđẳng cấp quốc tế.

Là một trường đại học mới thành lập ở một vùng khó khăn vào loại nhất cả nước, lại là thành viên của một đại học được quy hoạch trọng điểm quốc gia, Nhà trường sẽ được Nhà nước đầu tư và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế quan tâm giúp đỡ.

Chủ trương xã hội hoá giáo dục và tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo đang mở ra cho Nhà trường nhiều cơ hội mới.

Đất nước ta đang chuyển đổi nhanh chóng và toàn diện sang một nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Nhu cầu đào tạo các cử nhân kinh tế, kinh doanh và quản lý đang bùng nổ để đáp ứng các đòi hỏi của một nền kinh tế chuyển đổi đang tăng trưởng nhanh, tạo ra cho Nhà trường cơ hội tốt để mở rộng nhanh chóng quy mô đào tạo.

2.1.3.2. Thách thức

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách về kinh tế và tri thức khoa học - công nghệ giữa Việt Nam và thế giới ngày càng lớn, dẫn đến nguy cơ nước ta, trong đó có các trường đại học bị tụt hậu ngày càng xa.

Quá trình toàn cầu hoá trên thế giới đang dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nền kinh tế, giữa các trường đại học trong nước với các trường đại học nước ngoài, giữa các trường đại học trong nước với các tổ

chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam, đòi hỏi Nhà trường phải có chính sách thu hút nhân tài, chuẩn bị

nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập quốc tế và chống chảy máu chất xám.

Các khoa học về kinh tế, quản lý và kinh doanh ở nước ta đang ở trong quá trình chuyển đổi, đã thay đổi rất nhanh chóng nhưng vẫn còn tụt hậu rất nhiều so với thế giới. Các cơ chế quản lý kinh tế, kinh doanh, quản lý xã hội còn có nhiều bất cập. Điều đó đang đòi hỏi các trường đại học kinh tế, kinh

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế à Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)