Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế à Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

phải đổi mới nhanh chóng chất lượng đội ngũ và nội dung chương trình, phương pháp đào tạo.

Các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ - địa bàn phục vụ chủ yếu của Nhà trường đang là những địa phương chậm phát triển, là những vùng nghèo nhất cả nước với mặt bằng dân trí thấp, chất lượng giáo dục phổ thông yếu.

Điều đó, đòi hỏi Nhà trường có những bước đi và giải pháp phù hợp với thực tế của khu vực.

2.1.4. S mng, tm nhìn và mc tiêu ca trường Đại hc Kinh tế và Qun tr kinh doanh tr kinh doanh

Sứ mạng của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại học với chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở miền núi và trung du Bắc bộ.

Tầm nhìn của Nhà trường trong giai đoạn mới là:

- Đến năm 2010, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên sẽ được biết đến một cách rộng rãi trong và ngoài nước như

một trường đại học trẻ, có uy tín, năng động và chủ động hội nhập, có quyết tâm cao, giàu tiềm năng phát triển, và có một tương lai tươi sáng.

- Vào năm 2015, Trường sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh có uy tín cao, nhiều mặt ngang tầm với các trường đại học hàng đầu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Vào năm 2025, Trường sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh có uy tín cao, nhiều mặt ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong cả nước và trong khu vực ASEAN.

Với vị trí là một trường đại học phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ, đồng thời giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, về chính trị-xã hội, về kinh tế và môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước, nên Nhà trường sẽ nhận

được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các Bộ ngành và nhân dân cả

nước. Để đáp ứng được với yêu cầu trong giai đoạn mới Nhà trường đã xây dựng mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn từ 2010 đến 2025, cụ thể:

- Đến năm 2010:

Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường, sẽ là 220 giảng viên với 60% có trình độ sau đại học, trong đó, có 7 % là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; 53% là thạc sĩ; 20% sử dụng tốt 01 ngoại ngữ cho giảng dạy và nghiên cứu.

Số chuyên ngành đào tạo: Nhà trường sẽ đào tạo 01 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 03 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 12 chuyên ngành bậc đại học.

Quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 20 NCS; 200 học viên cao học và 8000 sinh viên đại học.

- Đến năm 2015:

Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường đến năm 2015 sẽ

là 350 giảng viên; với 70% có trình độ sau đại học; trong đó có 17% tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư ; 53% thạc sĩ; 80% sử dụng tốt 01 ngoại ngữ cho giảng dạy và nghiên cứu.

Số chuyên ngành đào tạo: Đến năm 2015, Nhà trường sẽ đào tạo 03 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 08 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 20 chuyên ngành bậc đại học.

Quy mô đào tạo: Đến năm 2015 quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 50 nghiên cứu sinh; 300 thạc sĩ và 12000 sinh viên đại học.

Chuẩn chất lượng đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp đại học từ năm 2013

đến 2015 phải có:

• Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phải đảm bảo chất lượng và cập nhật quốc tế;

• Ngoại ngữ: Tiếng Anh phải đạt ở trình độ Intermediate, có chứng chỉ

quốc tế TOEIC 450 điểm do IIG cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác.

• Tin học: Phải đạt trình độ Intermediate, có chứng chỉ quốc tế do Microsoft IT Academy cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác.

- Mục tiêu đến năm 2020:

Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường đến năm 2025 sẽ là 450 giảng viên với 80% có trình độ sau đại học, trong đó có 35% là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; 45% là thạc sĩ; 100% sử dụng tốt 01 ngoại ngữ cho giảng dạy và nghiên cứu.

Số lượng chuyên ngành đào tạo: Đến năm 2020, Nhà trường sẽ đào tạo 5 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 14 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 25 chuyên ngành bậc đại học.

Quy mô đào tạo: Đến năm 2020, quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 100 NCS; 500 học viên cao học và 14.000 sinh viên đại học.

Chuẩn chất lượng đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp đại học từ 2016 - đến 2020 có:

• Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phải đảm bảo chất lượng cao và cập nhật quốc tế.

• Ngoại ngữ: Tiếng Anh phải đạt ở trình độ Intermediate, có chứng chỉ

quốc tế TOEIC 500 điểm do IIG cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác.

• Tin học: Phải đạt trình độ Upper Intermediate, có chứng chỉ quốc tế

do Microsoft IT Academy cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác. - Mục tiêu đến 2025:

Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường đến năm 2025 sẽ là 600 giảng viên với 90% có trình độ sau đại học , trong đó có 50% là tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư; 40% là thạc sĩ; 100% giảng viên thành thạo Tiếng Anh.

Số lượng chuyên ngành đào tạo: Đến năm 2025 Nhà trường sẽ đào tạo 10 chuyên ngành bậc tiến sĩ; 20 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 30 chuyên ngành bậc đại học.

Quy mô đào tạo: Đến năm 2025, quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 200 nghiên cứu sinh; 600 học viên cao học và 16.000 sinh viên đại học.

Chuẩn chất lượng đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp đại học từ 2021- đến 2025 có:

• Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phải đảm bảo chất lượng cao và cập nhật quốc tế.

• Ngoại ngữ: chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh Working Proficiency: TOEIC 550 điểm do IIG cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác.

• Tin học: chứng chỉ quốc tế trình độ Advanced do Microsoft IT Academy cấp hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế à Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)