III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY 20
7. Công tác đánh giá thành tích tại công ty
Vào cuối năm công ty có tiến hành đánh giá thành tích công việc của các cá nhân tại công ty. Vì dựa vào nó công ty có cơ sở để hoạch định, tuyển mộ tuyển chọn phát triển nhân sự cũng như công tác đền bù đãi ngộ, phát triển nghề nghiệp và tương quan nhân sự dựa vào công tác đánh giá để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật, cũng như giúp nhà quản trị công ty áp dụng trả lương một cách công bằng.
Công ty thường sử dụng cách đánh giá thành tích là cấp trên đánh giá cấp dưới, người lãnh đạo đánh giá nhân viên của mình. Tại phân xưởng thì quản đốc đánh giá nhân viên của mình. Đây cũng là rất phổ biến trên thế giới.
Phương pháp đánh giá mà công ty sử dụng là phương pháp theo tiêu chuẩn công việc, đánh giá sự hoàn thành công việc của mỗi công nhân viên, đối với mức tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, sau đó so sánh mức độ thực hiện của người công nhân. Phương pháp này rất khách quan và mức độ chính xác được dựa vào các tiêu chuẩn đặt ra.
Mặc dù công tác đánh giá của công ty được thực hiện hàng tháng, sau đó tổng hợp hàng quý nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót rất cố hữu như:
- Tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng, không bám sát thực tế, không trùng lặp, dẫn tới khó khăn cho công nhân trong quá trình thực hiện, giảm cố gắng phấn đấu dẫn tới giảm năng suất lao động, tiêu chuẩn thấp sẽ không khai thác hết khả năng của công nhân.
- Đánh giá quá khoan dung hay quá khắt khe cũng có tác dụng tương tự.
- Đánh giá không khách quan, thiếu công bằng sẽ tạo mâu thuẫn trong nội bộ công nhân.
- Thiếu tính hợp lý và khoa học, dựa vào cảm tính nhiều quá.
Nhìn chung công tác đánh giá thành tích tại công ty là một trong những công tác ít được chú ý, các nhà quản lý ở đây chưa chú trọng công tác này. Đây cũng là lý do chưa khuyến khích được người lao động.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
I. CĂN CỨ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty trong những năm tới 1.1. Mục tiêu
• Mục tiêu chung:
Chuyển đổi tổ chức lại công ty theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu mệnh lệnh hành chính sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ yếu. Đảm bảo thực hiện tốt nhất nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, tối đa hoá hiệu quả kinh tế của tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con. Thúc đẩy việc tích tụ vốn, sử dụng tiềm lực tài chính và các nguồn lực khác của Công ty để đầu tư, góp vốn và tham gia liên kết với các doanh nghiệp khác, nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con.
• Định hướng về sản xuất của Công ty:
Tập trung vào các ngành nghề chính của Công ty là thực hiện sản xuất khép kín từ dệt đến may ( dệt vải mộc nhuộm hoàn tất may các sản phẩm bằng chính nguyên liệu mà Công ty sản xuất ra ).
Trên thị trường xuất khẩu, gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ hàng FOB. Trong 10 năm tới phấn đấu 50% sản lượng hàng xuất khẩu được tiến hành theo phương thức này. Tại thị trường nội địa, mục tiêu là 60 – 70% sản phẩm sản xuất ra gắn với thương hiệu Công ty.
1.2. Những khó khăn và thuận lợi
a. Những thuận lợi.
+ Công ty đã giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng thêm được một số khách hàng mới.
+ Đã chú trọng đến công tác đầu tư bổ xung thêm một số thiết bị hiện đại. + Chuyển phương thức sản xuất kinh doanh.
b.
Những khó khăn.
+ Về vốn: Công ty gặp khó khăn trong vấn đề vốn lưu động. Hiện nay vốn lưu động của Công ty đang rất thiếu. Do đó không những gặp khó khăn trong quá trình sản xuất mà còn trong vấn đề về thương mại.
+ Cơ sở hạ tầng: do xây dựng từ lâu nên không còn phù hợp nên gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất.
+ Lao động: cơ cấu lao động của Công ty hình thành từ lâu nên chưa có định hướng tốt để hội nhập. Và Công ty là công ty Nhà nước của Quân đội và là đơn vị hoạt động công ích nên ít năng động hơn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
+ Sản phẩm cạnh tranh gay gắt với các loại sản phẩm trong nước cũng như trên thế giới: nhập lậu, thị trường nguyên liệu, giá gia công, thu hút nhân lực.
+ Hạn gạch sản phẩm may mặc vào các nước Châu Âu, Canađa, Mỹ còn ít nên khối lượng không đáp ứng đủ cho các doanh nghiệp làm hàng may mặc xuất khẩu.