Tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu 319 Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội (Trang 54 - 56)

- Bản sao giấy khai sinh Giấy chứng nhận sức khoẻ

1. QTL theo đơn giá LĐ 2 Chỉ tiêu lao động

2.3.7. Tạo động lực lao động

Tạo động lực trong lao động là một trong các hoạt động của công tác quản trị nhân lực nhằm giúp tổ chức khai thác một cách có hiệu quả nhất tiềm năng của các nhân viên. Các hình thức tạo động lực đang được áp dụng tại Công ty Cổ phần Kim khí Hà nội bao gồm kích thích vật chất và kích thích về

tinh thần. Về các kích thích tài chính, hàng tháng ngoài khoản thù lao nhận được người lao động trong Công ty được nhận tiền thưởng theo năng suất lao động. Đây là hình thức thưởng mang tính kích thích lớn với người lao động do số tiền thưởng là khá lớn và nó thúc đẩy họ làm việc hết mình để đạt năng suất cao. Trong năm 2007 riêng đối với phòng Tài chính- Kế toán, trung bình thưởng lương năng suất là 13.143.233 đồng/người, người lao động có mức thưởng cao nhất là 22.801.542 đồng. Không chỉ được nhận tiền thưởng vào cuối năm, người lao động trong Công ty còn được nhận tiền thưởng sau mỗi đợt quyết toán, trung bình là 500.000 đồng/người. Mặc dù mức thưởng chưa phải là lớn nhưng do được áp dụng thường xuyên nên nó có các dụng kích thích người lao động luôn phấn đấu để đạt năng suất lao động ngày một cao hơn. Ngoài thưởng các loại phúc lợi cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc kích thích người lao động gắn bó với tổ chức hơn. Tiền ăn ca cũng được coi là một loại phúc lợi, tháng 3 năm 2008 tổng số tiền ăn ca của Phòng Tổ chức- Nhân sự là 9.080.000 đồng, trung bình là 420.000 đồng/người/tháng (lao động làm 21 ngày/tháng). Như vậy trung bình là 20.000 đồng/người, khỏan tiền chi cho ăn ca của người lao động như trên là hợp lý. Đó cũng là một trong những yếu tố giữ chân người lao động làm việc trong tổ chức. Ngoài tiền ăn ca, các khỏan tiền còn nhiều loại khuyến khích vật chất khác như cho người lao động vay tiền để xây sửa nhà cửa, giúp đỡ người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Như vậy có thể thấy Công ty đã rất quan tâm đến các khuyên khích vật chất cho người lao động và đã tạo được động lực lao động. Tuy nhiên để người lao động làm việc nhiệt tình hơn nữa Công ty cần tăng cường giá trị của các khỏan khuyến khích này.

Về các kích thích tinh thần, để khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Công ty tổ chức các cuộc thi đua trên phạm vị toàn Công ty với các hình thức khen thưởng bằng cờ thi đua, tặng bằng khen,

giấy khen. Trong Công ty có danh hiệu thi đua khác nhau đối với cá nhân và tập thể lao động. Với mỗi danh hiệu khác nhau mức thưởng cũng khác nhau. Các danh hiệu cá nhân như “lao động tiên tiến xuất sắc”, “chiến sĩ thi đua cơ sở”, “tập thể lao động tiên tiến”, “tập thể lao động xuất sắc”. Ngoài ra Công ty còn thưởng cho lao động có sáng kiến mới làm tăng năng suất lao động trong tổ chức, thời điểm thưởng có thể theo kỳ, theo phong trào thi đua đã phát động trong năm, hoặc có thể thưởng đột xuất. Bên cạnh các hình thức đã nêu Công ty còn có rất nhiều các biện pháp nhằm kích thích người lao động làm việc hiệu quả và tăng cường sự gắn bó với tổ chức. Trong năm 2007 Công ty đã giành 418.000.000 đồng cho các hoạt động như hỗ trợ xây nhà, tổ chức đi nghỉ mát cho người lao động, sinh nhật, ngày lễ . . . Đối với lao động nghỉ hưu, thôi việc Công ty cũng có các khoản trợ cấp thoả đáng. Năm 2006 số tiền trợ cấp là 567.312.050 đồng, đến năm 2007 số khoản trợ cấp đã tăng lên là 868.782.700 đồng. Như vậy chỉ sau một năm số khoản tiền trợ cấp đã tăng 53,14 %, lý do có thể do số lao động nghỉ hưu tăng, nhưng phần lớn là do doanh nghiệp tăng số tiền trợ cấp với người lao động, tạo sự tin tưởng cho những người lao động đang làm việc trong tổ chức.

Tóm lại, Công ty đã có nhiều các biện pháp nhằm kích thích và tạo động cho người lao động nâng cao hiệu quả làm việc. Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế gặp phải như chưa thu hút được sự tham gia hưởng ứng và đóng góp ý kiến của người lao động để xây dựng các chương trình khuyến khích mới. Kinh phí chi cho các hoạt động này còn hạn hẹp do đó khả năng kích thích người lao động chưa đạt đến mức tối đa.

Một phần của tài liệu 319 Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w