0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Những hạn chế của nguồn nhân lực tỉnh Hà Tây cũ

Một phần của tài liệu 676 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 62 -63 )

Trước hết qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy tỷ lệ nhân lực đã qua đào tạo nghề còn thấp và phân bố chưa hợp lý giữa các ngành nghề, các vùng, các lĩnh vực.

Lực lượng lao động trí thức, lao động kỹ thuật bậc cao của tỉnh còn chiếm tỷ lệ thấp 10,8% lực lượng lao động. Tỷ lệ giữa thầy và thợ là 11/89, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển là 28/72. Đây là đội ngũ lao động đóng vai trò quyết định trong việc sáng tạo, áp dụng, chuyển giao những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, của quản lý mới vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Khu vực các ngành Nông, lâm, thủy sản là nơi có lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao nhưng số lượng lao động được đào tạo ở bậc cao mới chỉ đạt 3,5%. Như vậy cho thấy lao động nông nghiệp của Hà Tây vẫn chủ yếu là theo kinh nghiệm là chính. Nên việc áp dụng các công nghệ mới, kỹ thuật mới còn chậm, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi diễn ra chậm, chưa tạo được

vùng sản xuất hàng hóa tập trung với sản phẩm có giá trị cao, sản xuất chưa gắn với thị trường. Giá trị doanh thu trên một đơn vị diện tích còn thấp.

Khu vực các ngành Công nghiệp, xây dựng sử dụng 25,9% lực lượng lao động nhưng số lao động được đào tạo bài bản mới chỉ chiếm 8,1%, trong đó số công nhân bậc cao, lành nghề chiếm 4,13% cho thấy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ, công nghệ tiên tiến còn ít, sức cạnh tranh sản phẩm còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Khu vực các ngành Dịch vụ sử dụng 21,75% lực lượng lao động, số lượng lao động được đào tạo bài bản chiếm tỷ lệ 31,7% cao hơn 2 khu vực trên. Nhưng cũng chỉ tập trung vào ngành có thế mạnh được quan tâm đầu tư như: Tài chính, Ngân hàng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, Y tế, Bưu chính, Viễn thông, quản lý Nhà nước. Còn các ngành Thương mại, khách sạn, nhà hàng; Vận tải, du lịch, dịch vụ hỗ trợ; dịch vụ khác lao động có trình độ chuyên môn cao còn chiếm tỷ lệ thấp. Nên các lĩnh vực này chưa phát huy được hết các tiềm năng về thương mại, du lịch của tỉnh.

Số người có trình độ Cao đẳng trở lên là người Hà Tây hàng năm tốt nghiệp các trường trở về công tác tại tỉnh tỷ lệ còn thấp. Điều đó chứng tỏ rằng việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung chưa tạo ra được nhiều việc làm, mặt khác cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực chưa có đủ sức hấp dẫn, nhất là đội ngũ tri thức trẻ. Hiện tại trên thị trường lao động luôn xảy ra tình trạng khan hiếm lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề cao. Lao động tại chỗ, nhất là các khu, cụm công nghiệp thì thừa nhưng vì chưa được đào tạo nên doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động có tay nghề ở các vùng, các tỉnh khác… Một số ngành kinh tế và khoa học công nghệ của tỉnh đang thiếu một lực lượng cán bộ có trình độ cao về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, thiếu các chuyên gia giỏi, các tiến sĩ khoa học có khả năng đảm đương các dự án lớn, các quy hoạch có tầm cỡ cũng như sự tập hợp hướng dẫn lớp cán bộ trẻ, cán bộ kế cận trong các lĩnh vực đang là một thách thức lớn của tỉnh.

Còn một bộ phận nhân lực có trình độ nhưng lại thiếu năng lực về thực hành, ít được tiếp cận với những thành tựu khoa học nên còn nhiều hạn chế. Khả năng tư vấn và làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Hà Tây mới chỉ đạt 10 – 15% trong tổng số lao động các doanh nghiệp, đây là khó khăn lớn của tỉnh trong vấn đề giải quyết việc làm. Trình độ ngoại ngữ và tin học của người lao động còn ở mức độ thấp.

Một phần của tài liệu 676 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 62 -63 )

×