0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 676 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 25 -26 )

Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X). Đảng ta xuất phát từ quan điểm coi con người là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ, tinh thần và đạo đức là nhân tố quyết định sự phát triển, là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường phát triển.

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: “ Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con người Việt Nam, tạo ra

nguồn lực nôi sinh quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi nguồn lực vật chất và tài chính còn nhiều hạn hẹp.

Nhìn lại sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Tây trong 2 thập kỷ qua đã có bước phát triển quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Qua số liệu điều tra lao động việc làm cho thấy tình trạng văn hóa, trình độ chuyên môn tăng khá và đạt mức cao hơn trung bình toàn quốc. Kết quả điều tra cho thấy:

- Lớp học cao nhất bình quân cho người lao động đạt trên 8,3 lớp/12 lớp (toàn quốc 7,4 lớp/12 lớp)

- Số người lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 45% và tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 26% trong nguồn nhân lực của tỉnh và tăng lên khá so với thời kỳ trước năm 2000 (các tỷ lệ này của toàn quốc là 30,4% và 18,4% thấp hơn Hà Tây)

- Số lao động chưa biết chữ chỉ chiếm tỷ lệ 1% tổng số lao động (tỷ lệ này của toàn quốc gần 4%)

- Lao động được đào tạo nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đạt khá

2.2.1.3. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần người lao động

Đây là nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao thể lực và nâng cao giá trị tinh thần của người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội. Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên” (Văn kiện Đại hội X của Đảng). Đây cũng là yếu tố tạo nên nhân cách người lao động có kỷ luật, có kỹ thuật.

Bảo vệ chăm sóc sức khỏe người lao động cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: “ Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển con người”.

Đối với Hà Tây, công tác y tế chăm sóc sức khỏe người lao động đã có nhiều cố gắng đảm bảo người lao động có thể lực và tinh thần tốt. Qua tài liệu điều tra, khảo sát cho thấy tỷ lệ người bị ốm đau, tàn tật không tham gia lao động chiếm tỷ lệ thấp so với cả nước. Cụ thể tỷ lệ lao động trên 15 tuổi trở lên không tham gia lao động do ốm đau, tàn tật của Hà Tây dưới 2%, trong khi toàn quốc 2,3%.

Một phần của tài liệu 676 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ TÂY CŨ (KHU VỰC HÀ NỘI 2 HIỆN NAY) GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 25 -26 )

×