Phương hướng chung của Công ty tính đến năm 2010

Một phần của tài liệu 532 Công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng (Trang 61 - 63)

I. Các mục tiêu của Công ty trong việc hoàn thiện công tác quản trị nhân lực

1. Phương hướng chung của Công ty tính đến năm 2010

Định hướng phát triển Công ty Điện lực Hải Phòng đến năm 2010. Đó là đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng cao cho phát triển kinh tế- xã hội, trên cơ sở đa dạng nguồn cung cấp, đáp ứng yêu cầu tiết kiệm, bảo tồn năng lượng và chống ô nhiễm môi trường. Từ định hướng này, Công ty đã xem xét khả năng sử dụng các nguồn năng lượng trong nước một cách cân đối, hợp lý bao gồm các nguồn thuỷ năng, nhiệt điện khí, nhiệt điện khí, nhiệt điện than và các nguồn mới sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian không xa. Đó là, điện nguyên tử và năng lượng mới tái tạo (như năng lượng gió, mặt trời).

Từ nay đến năm 2010, hệ thống lưới điện truyền tải tiếp tục phát triển, lưới điện phân phối của tất cả các thành phố, thị xã, quận huyện sẽ được cải tạo, mở rộng, lắp mới. Phần đầu tư cho lưới điện sẽ chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư chứ không dừng lại con số 25% như hiện nay. Chỉ có đầu tư nhiều vào hệ thống lưới điện thì việc cung cấp hệ thống mới ổn định và bảo đảm an toàn cho người dân. Và chỉ có hệ thống lưới điện thật tốt mới có thể đưa điện đến vùng nông thôn, vùng hải đảo đem ánh sáng cho tất cả mọi người.

Công ty cũng phấn đấu giảm tổn thất điện năng từ 6,43% xuống thấp hơn nữa (5%). Mặc dù so toàn ngành Công ty Điện lực Hải Phòng vẫn là đơn vị có tỷ lệ tổn thất điện năng ít nhất. Chất lượng điện và thái độ phục vụ khách hàng là điều Công ty luôn đặt lên hàng đầu. Công ty luôn nhắc nhở và hướng dẫn cán bộ công nhân viên của mình phải phục vụ tận tình, chu đáo và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Trong công tác thu tiền điện, các nhân viên thu ngân tránh gây ảnh hưởng đến khách hàng, sao cho công tác thanh toán gọn nhẹ, tiện lợi nhất.

Công ty đang kêu gọi mọi người sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm nhất. Giải pháp định hướng trong khâu này là Công ty yêu cầu cắt giảm bớt phụ tải trong giờ cao điểm. Và biện pháp thiết thực nhất là Công ty sẽ lắp công tơ điện cho các hộ tiêu thụ điện lớn nhất để có thể áp dụng bảng giá theo thời gian sử dụng (TOU). Người ta sẽ áp dụng hai loại giá. Giá điện ở giờ cao điểm sẽ đắt hơn giá điện ở giờ thấp điểm bằng cách đặt đồng hồ theo dõi thời gian sử dụng đối với từng hộ sử dụng điện . Theo những đánh giá sơ bộ, nếu triển khai chương trình quản lý điện theo nhu cầu có thể đạt được khả năng giảm công suất phụ tải của thành phố là 10% vào năm 2010 và 15% vào năm 2020.

Về giá điện từ năm 1990 đến nay giá điện đã được điều chỉnh nhiều lần và ngày càng phản ánh đúng giá trị của loại hàng hoá này. Tuy nhiên, giá điện hiện hành vẫn còn là một con số tồn tại như sự chênh lệch giữa giá điện ở mức quy định và vượt quá mức quy định còn cao, điện nông thôn chỉ quy định mức giá bán ở công tơ tổng, chưa có giá bán lẻ, dẫn tới hậu quả là người nông dân phải trả giá điện cho khâu trung gian đắt hơn nhiều so với giá bình quân của dân cư, đô thị. Những tồn tại này

sẽ được khắc phục vào năm 2010 khi áp dụng hệ thống giá theo chi phí biên dự kiến. Và người tiêu dùng sẽ được dùng điện mà không phải trả giá quá cao, nhưng vẫn đảm bảo họ tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

Một phần của tài liệu 532 Công tác quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Hải Phòng (Trang 61 - 63)