Kết quả kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu 464 Công tác quản lí, phát huy nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 47 - 50)

- Mục tiêu và phương pháp thực hiện:

+ Mục tiêu: tính giá trị trung bình của các biến trong những nhân tố mới để xem xét sự phù hợp và đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy sẽ dùng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H7.

+ Phương pháp: sử dụng công cụđể xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Lệnh: Analyze – Regression - Linear

- Kết quả thực hiện:

Bảng 22: Hệ số xác định R-Square và ANOVA

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .927(a) .859 .854 .48474

a Predictors: (Constant), Moitruong, Trienvong, Tienluong, Daotao, Lamchu, Thehien, Quanhe ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 320.382 7 45.769 194.787 .000(a) Residual 52.633 224 .235 Total 373.015 231

a Predictors: (Constant), Moitruong, Trienvong, Tienluong, Daotao, Lamchu, Thehien, Quanhe b Dependent Variable: Thoaman

Hệ số xác định được điều chỉnh Adjusted R-Square là 0.854 (p<0.001) chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp.

Bảng 23: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình

Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -.432 .200 -2.157 .032 Quanhe .291 .059 .267 4.956 .000 Thehien .000 .045 .000 .007 .995 Lamchu .043 .053 .037 .817 .415 Daotao .535 .045 .518 11.823 .000 Tienluong .152 .035 .166 4.404 .000 Trienvong -.043 .037 -.044 -1.166 .245 Moitruong .088 .031 .092 2.842 .005

a Dependent Variable: Thoaman

Để xác định mức độ quan trọng của các yếu tố tham dự vào sự thỏa mãn của nhân viên, từ bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình, có thể chọn lọc thành hai nhóm như sau:

+ Những giá trị Beta khác 0 có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p<0.025), kết quả có 04 yếu tốđược ghi nhận lần lượt theo hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) là:

Công tác đào tạo: β=0.518

Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới: β=0.267 Tiền lương và chếđộ chính sách: β=0.166 Môi trường, điều kiện làm việc: β=0.092

+ Những giá trị còn lại: Beta bằng 0 (sự thể hiện bản thân của nhân viên); Beta khác 0 không có ý nghĩa thống kê (kiểm định 2 phía, p>0.025) gồm: cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên (β=0.037); triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh (β=- 0.044). Những nhân tố này không được chọn lựa là yếu tố quyết định dẫn đến sự thỏa mãn của nhân viên về mặt lý luận thống kê. Trong thực tế, có thể sự thỏa mãn của nhân viên có chịu ảnh hưởng của các thuộc tính này, tuy nhiên ở mức độ chưa mạnh.

Như vậy những yếu tố được giữ lại trong mô hình gồm: Daotao, Quanhe, Tienluong, Moitruong được giữ lại và thiết lập phương trình hồi quy mới có hệ số chuẩn hóa β’ như sau:

Thoaman=β’1*Quanhe+β’2*Daotao+β’3*Tienluong+β’4*Moitruong

Kết quả hồi quy được tóm tắt như sau:

Bảng 24: Hệ số xác định R-Square và ANOVA (lần 2) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .926(a) .858 .855 .48333

a Predictors: (Constant), Moitruong, Tienluong, Daotao, Quanhe

ANOVA(b)

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 319.985 4 79.996 342.436 .000(a)

Residual 53.029 227 .234

Total 373.015 231

a Predictors: (Constant), Moitruong, Tienluong, Daotao, Quanhe b Dependent Variable: Thoaman

Hệ số xác định Adjusted R-Square là 0.855 (p<0.001) chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp. Mức độ quan trọng của các thành phần tham dự vào việc đánh giá mức độ thỏa mãn của nhân viên được phản ánh qua giá trị của các hệ số β’ như trình bày trong bảng sau:

Bảng 25: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình (lần 2) Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error β’ 1 (Constant) -.395 .177 -2.226 .027 Quanhe .288 .048 .264 6.025 .000 Daotao .537 .044 .520 12.296 .000 Tienluong .149 .033 .163 4.503 .000 Moitruong .090 .030 .094 3.001 .003

Kết quả cho thấy, các hệ số β’ đều khác 0 (p<0.001) chứng tỏ các thành phần trên đều tham dự vào sự thoả mãn của nhân viên. So sánh giá trị (độ lớn) của β’ cho thấy: Công tác đào tạo của Bưu điện tỉnh là vấn đề quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn của nhân viên (β’=0.520). Mỗi một đơn vị (chuẩn hóa) thay đổi trong công tác đào tạo thì mức độ thỏa mãn của nhân viên thay đổi 0.52đơn vị, vượt trội hơn so với ảnh hưởng của các yếu tố khác: Quan hệ cấp trên - cấp dưới (β’=0.264); Tiền lương và chếđộ chính sách (β’=0.163); Môi trường, điều kiện làm việc (β’=0.094).

Như vậy các giả thuyết H1, H4, H5, H7 được chấp nhận và giả thuyết H2, H3, H6

bị bác bỏ.

Từ kết quả trên, phương trình hồi quy được xác định

Thoaman=0.264*Quanhe+0.520*Daotao+0.163*Tienluong+0.094*Moitruong

Một phần của tài liệu 464 Công tác quản lí, phát huy nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh Lâm Đồng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)