3- Cơ quan Công an
3.3.4. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thi hành hình phạt tử hình
Thế giới ngày nay đang có xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, xu hướng này mang tính khách quan, xuất phát từ sự phát triển, tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, một cuộc cách mạng vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước. Sự tác động này đã từng bước xóa đi tư tưởng biệt lập, khép kín mà lâu nay đã trở thành truyền thống ở một số nước.
Trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình, việc tăng cường hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu bởi những lý do sau:
- Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, thì xu thế quốc tế hóa hoạt động của bọn phạm tội, nhất là bọn khủng bố quốc tế, cũng đang diễn ra. Vì vậy, việc hợp tác quốc tế với các quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình về thi hành hình phạt tử hình cũng là một trong các biện pháp quan trọng có hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
- Giảm việc áp dụng hình phạt tử hình, nhân đạo hóa việc thi hành hình phạt tử hình đang trở thành xu hướng được hưởng ứng rộng rãi trên thế giới. Cho nên, để nước ta sớm hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thì việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này để
tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến trong việc thi hành hình phạt tử hình là hết sức cần thiết hiện nay.
- Nước ta đã trở thành thành viên của những tổ chức quốc tế như ASEAN, INTERPOL... cho nên, việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình, không những là nhu cầu, mà còn là nghĩa vụ của chúng ta.
Cụ thể, trong thi hành hình phạt tử hình, cần tiến hành một số biện pháp sau:
Thứ nhất, phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện các điều quốc tế, trong đó có các điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Chủ động nghiên cứu để ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài, trong đó có quy định về thi hành hình phạt tử hình, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống.
Thứ hai, phải nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác về tư pháp trong trong có hợp tác về thi hành hình phạt tử hình để chủ động triển khai các hoạt động xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
Thứ ba, tiếp tục tranh thủ, vận động thêm các dự án mới, các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài, phục vụ việc tìm hiểu kinh nghiệm về thi hành hình phạt tử hình, nghiên cứu, đào tạo cán bộ thi hành hình phạt này, hỗ trợ việc tăng cường năng lực, hiệu quả công tác của các đơn vị được giao nhiệm vụ chuyên trách thi hành hình phạt tử hình thuộc Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Thứ tư, đối với các nước láng giềng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Cămpuchia, cần tăng cường trao đổi tình hình, kinh nghiệm về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, về thi hành hình phạt tử hình nói riêng.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nước là áp dụng hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc, cho nên chúng ta cần cử các đoàn cán bộ đi công tác nước này
học tập, trao đổi kinh nghiệm để việc thi hành hình phạt tử hình vừa đỡ tốn kém về mặt kinh tế, vừa không gây đau đớn cho người bị kết án.
Đối với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, do quan hệ hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước đã củng cố, phát triển trên một bình diện mới, chúng ta cần giúp đỡ Bạn về biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy, cử giáo viên sang giúp Bạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi hành hình phạt tử hình.
Thứ năm, quản lý chặt chẽ các hoạt động hợp tác quốc tế nói chung, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình nói riêng, kịp thời báo cáo, tham mưu với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các vấn đề phát sinh.
Hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp hình sự nói chung, về thi hành hình phạt tử hình nói riêng phải hướng vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước là củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
kết luận
1. Trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam, các quy phạm pháp luật về thi hành hình phạt tử hình đã hình thành và phát triển từ lâu đời. Chế định thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hết sức to lớn. So với các quy định về thi hành án tử hình được ban hành trong các văn bản pháp luật trước đó, việc thi hành án tử hình được điều chỉnh bằng các quy phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự là một sự kiện pháp lý quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp ở nước ta.
Trong chế định thi hành hình phạt tử hình, khái niệm thi hành hình phạt tử hình là khái niệm cơ bản, khái niệm xuất phát, để từ đó xác định các quy phạm khác của chế định thi hành hình phạt tử hình như hình thức thi hành hình phạt tử hình, trình tự, thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình, thủ tục hoãn thi hành án... Việc nhận thức và áp dụng đúng đắn chế định thi hành hình phạt tử hình trong thực tiễn là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi hành án hình sự, nhằm thi hành hình phạt tử hình đúng người, không để xảy ra oan, sai trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này.
2. Tử hình là một hình phạt đặc biệt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Bằng việc thi hành hình phạt tử hình, chúng ta đã loại bỏ người bị kết án ra khỏi đời sống xã hội, Tuy nhiên, tính mạng con người là vốn quý và được pháp luật bảo vệ, do đó việc thi hành hình phạt tử hình đòi hỏi phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ, bởi lẽ sai lầm trong việc thi hành hình phạt tử hình không thể khắc phục được.
Trong thời gian qua, công tác thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng, đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật và xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh. Tuy nhiên,
các quy định về thi hành án tử hình cũng đã bộc lộ một số thiếu sót như nhiều vấn đề quy định rất chung chung hoặc chưa được đề cập, dẫn đến khó thống nhất áp dụng pháp luật. Thực tiễn thi hành án tử hình cũng đã đặt ra một số vấn đề vướng mắc cần nghiên cứu giải quyết như: cơ quan chủ trì việc thi hành hình phạt tử hình, pháp trường, kinh phí thi hành hình phạt tử hình, hình thức thi hành án tử hình...
3. Trong thời gian tới, để việc thi hành án tử hình có hiệu quả, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Phải hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng, cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cần nghiên cứu ban hành Bộ luật thi hành án, trong đó có chương quy định cụ thể về thi hành hình phạt tử hình hoặc có Pháp lệnh về thi hành hình phạt tử hình.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự nói chung, thi hành án tử hình nói riêng là giải pháp cơ bản, có tính chiến lược nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành án tử hình cần được phổ biến rộng rãi để mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức biết được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo cho thi hành án tử hình được nhanh chóng và đúng pháp luật. Có thể tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: Đài phát thanh, Vô tuyến truyền hình, báo chí... Giải pháp này vừa giúp cho công tác thi hành án tử hình được thực hiện đúng pháp luật, vừa có tác dụng răn đe những kẻ có ý định phạm tội trong xã hội.
- Phải kiện toàn tổ chức, bộ máy được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình của cả ba ngành Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực cán bộ có nhiệm vụ thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Chú trọng bồi dưỡng, phát huy trình độ, tác dụng thi hành nhiệm vụ của số cán bộ mới tuyển làm công tác thi hành hình phạt tử hình. Coi trọng công tác chính trị, tư tưởng đối với số cán bộ được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, nhất là số cán bộ các Đội vũ trang thi
hành án, làm cho số cán bộ này yên tâm công tác, gắn bó với công việc, không vi phạm kỷ luật, quán triệt và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp hình sự nói chung, về thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Hoạt động hợp tác quốc tế về thi hành hình phạt tử hình nói riêng phải hướng vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước là củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
danh mục Tài Liệu THAM Khảo
1. Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từ điển, Nxb Lê Văn Tân, Hà Nội.
2. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, số 86, ngày 23-8-2004.
3. Bộ Công an (1977), Từ điển nghiệp vụ phổ thông, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật
tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, người dịch Phu Thon Phút Tha Khăn Ty, người hiệu đính, PGS.TS Kiều Đình Thụ.
7. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (2002),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ luật hình sự Nhật Bản, Ban Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi, người dịch: Nguyễn Văn Hoàn, người hiệu đính: TS. Uông Chu Lưu.
9. Bộ luật Hình Việt Nam (1973), Nxb Trần Chung, Sài Gòn.
10. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988
(2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003
(2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản (1993), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội. 14. Các quy định pháp luật về thi hành án (1998), Nxb Chính trị quốc gia,
15. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Các Đại hội Đảng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ
Chính trị.
24. Trần Văn Độ (1998), "Các căn cứ thi hành án", Tòa án nhân dân, (6).
25. Phan Khắc Giảng (1933), Luật hình giải nghĩa, Nxb Vĩnh Long.
26. Phạm Hồng Hải (1995), "Một số nét lịch sử phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam trong 50 năm qua", Nhà nước và Pháp luật, (3).
27. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
28. Vũ Trọng Hách (2002), "Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước
29. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
31. Hoàng Việt luật lệ (1994), tập I, Nxb Văn hóa - Thông tin, thành phố Hồ Chí Minh. 32. Luật hình An Nam thi hành ở Bắc Kỳ (1935), Tòa Chính trị Đông Dương.
33. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục và Khoa luật Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
34. Trần Đình Nhã, "Về đặc trưng cơ bản của hoạt động thi hành án hình sự", Báo cáo tọa đàm "Công tác thi hành án".
35. Hoàng Ngọc Nhất (2001), "Một số vấn đề cấp bách về thi hành án hình sự", Nhà nước và Pháp luật, (1).
36. Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Giang Sơn (1996), "Một số vấn đề về thi hành hình án tử hình trong Luật tố tụng hình sự", Nhà nước và pháp luật, (9).
38. Tập luật lệ về tư pháp (1957), Bộ Tư pháp xuất bản, Hà Nội.
39. Trần Đại Thắng (2004), "Một số ý kiến về hình phạt tử hình từ kinh nghiệm của các
nước và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam", Kiểm sát, (8).
40. "Thi hành án tử hình bằng phương thức nào" (2002), Báo Tuổi trẻ, số ra thứ 6, ngày 22/3.
41. Nguyễn Minh Tiến (1999), "Thành lập lực lượng cảnh sát tư pháp một yêu cầu cần
thiết và cấp bách", Bảo vệ công lý, (13).
42. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
43. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc