0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM DOC (Trang 63 -66 )

3- Cơ quan Công an

3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình

luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình

Trong thời gian tới, tình hình đất nước và quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước tiến nhanh và vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không làm được như vậy, như Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: đất nước ta "sẽ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế so với các nước xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của nhân dân, sự ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc gia" [22, tr. 159].

Giai đoạn từ nay đến 2010 là giai đoạn rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và phương hướng nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian tới, cần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt về chất lượng so với thời kỳ trước, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chúng ta thực hiện các mục tiêu nói trên trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn đan xen với những khó khăn, thách thức cũng rất lớn.

tảng, vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, sau sự kiện khủng bố ở Mỹ ngày 11-9-2001, việc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của nước ta ổn định được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy trong đời sống kinh tế - xã hội. Quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao của nước ta đã được mở rộng nhiều trên trường quốc tế.

Khó khăn lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém; quy mô sản xuất nhỏ bé; thu nhập của dân cư chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường; hệ thống tài chính, tiền tệ còn nhiều yếu kém, bất cập.

Trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung, thi hành án hình sự nói riêng, bên cạnh những đóng góp quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, cũng đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp vi phạm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Vì những lẽ đó, để công cuộc đổi mới về kinh tế tiếp tục phát triển và thực hiện được các mục tiêu của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự nói riêng là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Ngoài những lý do mang tính định hướng nêu trên, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình:

Thứ nhất, bắt nguồn từ đòi hỏi xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, những quyền con người cơ bản, trong đó có quyền

sống được tôn trọng và bảo vệ, cho nên việc thi hành hình phạt tử hình cũng phải được đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, trong đó những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình phải bảo đảm phục vụ có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời bảo đảm tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, cũng như của gia đình họ, tôn trọng phong tục, tập quán của nhân dân.

Thứ hai, bắt nguồn từ đòi hỏi phải khắc phục những yếu kém của hệ thống pháp luật hiện hành nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Mặc dù sau hai mươi năm đổi mới, hệ thống pháp luật nước ta nói chung, những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình nói riêng, đã từng bước hình thành, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước... nhưng nhìn chung, hệ thống pháp luật đó chưa đáp ứng các đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ ba, bắt nguồn từ đòi hỏi xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế theo đường lối mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực của đất nước ta. Đây vừa là đòi hỏi, vừa là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Nhà nước ta. Để thực hiện nhiệm vụ đó, không thể không xây dựng và hoàn thiện pháp luật, không thể không nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cho phù hợp với những giá trị tiến bộ liên quan đến việc thi hành hình phạt tử hình được nhân loại thừa nhận rộng rãi.

Thứ tư, bắt nguồn từ đòi hỏi làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật tố tụng hình sự Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình. Đây là đòi hỏi không những của cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự, mà còn là đòi hỏi của những cán bộ thực tiễn như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, cán bộ các đội vũ trang thi hành án. Việc nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình giúp cán bộ các cơ quan có liên quan đến thi hành hình phạt tử hình có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chính xác những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình, từ đó áp dụng đúng trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình,

góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kết án.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM DOC (Trang 63 -66 )

×