Quy mô đào tạo phân theo hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu 335 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn  (Trang 35 - 36)

I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào

1.1.1.Quy mô đào tạo phân theo hình thức đào tạo

2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển

1.1.1.Quy mô đào tạo phân theo hình thức đào tạo

Bảng 5: Quy mô đào tạo phân theo hình thức đào tạo

Đơn vị tính: Lượt người; % Chỉ tiêu 2004 2005 2006

SL % SL % SL %

Tổng số 2694 100 3086 100 2963 100

1 Đào tạo lại, đào tạo thêm nghề mới 126 4,68 58 1,88 89 3,00 2 Đào tạo nâng cao 2568 95,32 3028 98,12 2874 97,00

Trong đó:

- Đào tạo thi nâng ngạch,

chuyển ngạch 6 0,22 13 0,42 12 0,40 - Đào tạo thi nâng bậc thợ 188 6,98 115 3,73 119 4,02 - Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ, ATLĐ và PCCC

2374 88,12 2900 93,97 2743 92,58 (Nguồn: Thống kê về đào tạo – Phòng Tổ chức lao động)

Qua bảng trên cho thấy, trong 3 năm qua từ năm 2004 đến năm 2006 quy mô đào tạo của công ty có chiều hướng tăng lên và có sự thay đổi trong cơ cấu đào tạo phân theo hình thức đào tạo. Cụ thể, số lượt người được đào tạo năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là 392 lượt người tương ứng với tốc độ tăng là 14,55%, và năm 2005 cũng là năm có số lượt người được đào tạo cao nhất trong 3 năm là 3086 lượt người. Đến năm 2006, số lượt người được đào tạo có giảm so với năm 2005 là 123 lượt người tương ứng giảm 3,98%. Tuy nhiên, so với năm 2004 thì số lượt đào tạo của năm 2006 vẫn tăng lên 269 lượt người tương ứng tốc độ tăng lên là 9,98%. Như vậy bình quân trong giai đoạn 2004 – 2006, công ty đã tổ chức đào tạo cho 2915 lượt người mỗi

kết quả như trên là do công ty đã chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực trong công ty.

Với mục đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, làm chủ thiết bị hiện đại và đáp ứng được yêu cầu công việc, vận hành thiết bị an toàn, ngăn chặn và hạn chế tai nạn lao động, đồng thời căn cứ vào nhu cầu và khả năng của công ty, công ty luôn chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều đó được thể hiện qua số lượt người được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ hàng năm và tỷ lệ % trong tổng số người được đào tạo luôn chiếm cao nhất; cụ thể là năm 2004 đào tạo được 2374 lượt người chiếm 88,12 %, năm 2005 tăng mạnh tới 2900 lượt người tương ứng với tốc độ tăng là 22,16 % và chiếm 93,97% trong tổng số lượt người được đào tạo, đến năm 2006 công ty đã đào tạo được cho 2743 lượt người chiếm 92,58 % giảm 5,41% so với năm 2005, nhưng so với năm 2004 thì vẫn tăng lên 15,54%.

Hàng năm công ty luôn quan tâm đến việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng thi nâng bậc tay nghề và thi nâng ngạch, chuyển ngạch cho những người lao động đủ điều kiện. Số lượt người được đào tạo bồi dưỡng để thi nâng bậc năm 2004 là 188 người chiếm 6,98% tổng số lượt người được đào tạo và năm 2005 là 115 lượt người chiếm 3,73% và tăng lên chiếm 4,02 % năm 2006 tương ứng với 119 lượt người. Số lượt người được đào tạo để thi nâng ngạch, chuyển ngạch hàng năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ chưa đầy 0,5% trong tổng số người được đào tạo, đặc biệt năm 2004 chỉ có 6 người chiếm tỷ lệ là 0,22%. Điều đó chứng tỏ số người đủ điều kiện thi nâng ngạch và chuyển ngạch của công ty còn thấp.

Đồng thời công ty còn tiến hành đào tạo thêm nghề mới và cấp chứng chỉ đào tạo cho đội ngũ công nhân nhằm mục tiêu một người phải biết nhiều nghề để có thể thay thế vị trí làm việc khi cần thiết. Năm 2004, công ty đào tạo thêm nghề mới cho 126 lượt người chiếm 4,68% trong tổng số lượt người được đào tạo, năm 2005 là 58 người chiếm 1,88% và năm 2006 là 89 lượt người chiếm 3%.

Một phần của tài liệu 335 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn  (Trang 35 - 36)