Trình độ chuyên môn, lành nghề của cán bộ công nhân viên công ty Xi măng

Một phần của tài liệu 335 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn  (Trang 31 - 33)

I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào

2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển

2.2.3 Trình độ chuyên môn, lành nghề của cán bộ công nhân viên công ty Xi măng

ty Xi măng Bút Sơn

2.2.3.1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 3: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý công ty Xi măng Bút Sơn

Đơn vị tính:Lượt Người; %

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 SL % SL % SL % Tổng số 347 100 349 100 353 100 Trên đại học 0 0 0 0 0 0 Đại học 228 65,70 229 65,62 229 64,87 Cao đẳng 24 6,92 23 6,59 26 7,37 Trung cấp 95 27,38 97 27,79 98 27,76 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

Qua bảng số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty cổ phần xi măng Bút Sơn có chất lượng tương đối cao, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là 64,87% năm 2006. Bên cạnh đó thì tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp vẫn còn chiếm tới 27,76% tổng số cán bộ quản lý (2006) và trình độ cao đẳng chiếm 7,37%. Có thể thấy rằng, sau 3 năm trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ít có sự cải thiện, cụ thể so với năm 2004 thì số lượng cán bộ có trình độ đại học năm 2006 chỉ tăng lên có 1 người ( 0,44%), trình độ trung cấp tăng lên nhiều nhất là 3 người (3,16%) và trình độ cao đẳng tăng lên 2 người ( 8,33%).

Từ kết quả trên cho thấy hiện nay công ty vẫn chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, do đó trình độ (bằng cấp) của họ hầu hết không thay đổi so với khi được tuyển dụng vào làm việc. Vì vậy, công ty cần có những kế

2.2.3.1. Trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân sản xuất Bảng 4: Trình độ lành nghề của công nhân sản xuất

Đơn vị tính: Lượt người; %

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 SL % SL % SL % Tổng 731 100 748 100 757 100 Lao động phổ thông 54 7,39 52 6,95 47 6,21 Bậc 1 34 4,65 30 4,01 23 3,04 Bậc 2 174 23,80 166 22,19 150 19,82 Bậc 3 167 22,85 163 21,79 162 21,40 Bậc 4 159 21,75 178 23,80 196 25,89 Bậc 5 77 10,53 88 11,76 106 14,00 Bậc 6 37 5,06 39 5,21 44 5,81 Bậc 7 29 3,97 32 4,28 29 3,83 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy phần lớn số công nhân sản xuất của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn mới chỉ đạt tay nghề bậc 2, bậc 3 và bậc 4, trong đó số công nhân có trình độ lành nghề bậc 4 chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là 25,89% năm 2006. Số lao động có trình độ tay nghề cao còn rất thấp, năm 2006 số công nhân có trình độ tay nghề bậc 6 chỉ chiếm 5,81% và số công nhân có trình độ tay nghề bậc 7 chỉ chiếm 3,83%, đồng thời phần lớn trong số họ từ các công ty khác chuyển về nên trình độ chuyên môn không đồng đều và nắm bắt thiết bị của công ty xi măng Bút Sơn chưa sâu. Đặc biệt, có một vấn đề phải quan tâm đó là số lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo tuy có giảm qua từng năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2006 chiếm 6,21%. Điều trên đặt ra một yêu cầu đó là công ty phải tiến hành đào tạo nghề cho những người này số lao động phổ thông này.

Qua 3 năm, trình độ lành nghề của công nhân sản xuất đang biến động theo xu hướng ngày càng được nâng cao tuy nhiên tốc độ tăng còn thấp, từ số liệu trên có thể tính được cấp bậc công nhân trung bình của công ty như sau: năm 2004 là 3,18 đến năm 2005 là 3,33 và đến năm 2006 là 3,42. Trong đó số công nhân có trình độ tay nghề bậc năm có tốc độ tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2004-2006 mỗi năm tăng 12,55%. Đặc biệt so với năm 2004 thì số công nhân có trình độ tay nghề bậc 7 không tăng.

Tóm lại, trình độ nguồn nhân lực của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn hiện nay còn thấp, do đó nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ và chất lượng nguồn nhân lực là rất cần thiểt, là cơ sở để công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu 335 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn  (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w