Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu 77 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 41 - 43)

Quy mô, thứ hạng khách sạn.

Quy mô, thứ hạng khách sạn có ảnh hưởng quyết định tới số lượng lao động đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Quy mô của khách sạn càng lớn thì số lượng nhân viên càng lớn, chủng loại các dịch vụ cung cấp cho khách càng đa dạng phong phú thì công việc chuyên môn càng đa dạng và tính chuyên môn hóa càng cao. Do đó đòi hỏi công tác quản trị nguồn nhân lực đặt ra ngày càng khó khăn hơn. Điều này cho thấy quy mô thứ hạng của các khách sạn khác nhau thì công tác tổ chức quản lý nguồn nhân lực như tuyển chọn, đào tạo, phát triển, cũng khác nhau.

Thị trường mục tiêu của khách sạn

Mỗi doanh nghiệp khách sạn có thị trường mục tiêu nhất định. Thị trường mục tiêu là đoạn thị trường mà doanh nghiệp tập trung thu hút khách để phục vụ. Điều này có tính chất chi phối tới hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Đòi hỏi công tác quản trị nguồn nhân lực cũng phải có những quyết định, chính sách nhằm hướng vào việc thỏa mãn đặc điểm tiêu dùng của họ. VD đối tượng khách mà khách sạn hướng tới phục vụ chủ yếu là khách Trung Quốc thì yêu cầu đặt ra là phải bố trí nhân viên biết tiếng Trung, hiểu tâm lý của người Trung Quốc thì mới đem lại chất lượng phục vụ cao. Từ đó công tác tuyển chọn, đào tạo và phát triển nhân lực cần phải quan tâm đến các tiêu chuẩn đặt ra để phù hợp với mục tiêu của khách sạn.

Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Đây chính là thước đo về hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, là nhân tố để đánh giá sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Các nhà quản lý thường dựa vào kết quả của hoạt động kinh doanh để có những quyết

định, chính sách, chiến lược cho hoạt động của khách sạn trong thời gian tiếp theo, bao gồm cả công tác quản trị nguồn nhân lực. Thông thường nếu kinh doanh của khách sạn có lãi, có khả năng mở rộng thị trường, thị phần thì thường cần thêm về nhân lực( tuyển mộ, tuyển chọn) . Ngược lại hoạt động kinh doanh của khách sạn đi xuống thì các nhà quản lý thường nghĩ tới việc cắt giảm nhân công, hủy bỏ hợp đồng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số lượng nhân viên để hoàn thành công việc.

Đội ngũ lao động của khách sạn.

Là nhân tố quan trọng, quyết định hàng đầu tới kết quả kinh doanh của khách sạn. Vì vậy việc xem xét bố trí nguồn nhân lực trong khách sạn về trình độ, kinh nghiệm, khả năng… để từ đó các nhà quản trị nguồn nhân lực có cách thức bố trí lao động một cách hợp lý phù hợp với từng công việc. Mặt khác do đặc điểm của lao động trong khách sạn ( hệ số luân chuyển cao, mức dộ chuyên môn hóa cao) đòi hỏi các nhà quản lý cũng phải tuyển và duy trì lực lượng lao động làm việc bán thời gian và lao động thời vụ, trong những mùa vụ du lịch nhằm đảm bảo cho khách sạn luôn luôn hoạt động tốt với chất lượng phục vụ cao.

Trình độ của nhà quản lý.

Như chúng ta vẫn thường nghe “Một người biết lo bằng kho người biết làm”. Điều này cho thấy rằng người quản lý có vai trò rất quan trọng. Họ là người ra quyết định cuối cùng trong các vấn đề của khách sạn. Khách sạn có thể phát triển được hay không thì ngoài yếu tố nhân viên, phải kể đến sự sáng suốt tài giỏi của nhà quản lý. Nhà quản lý phải thường xuyên đào tạo, huấn luyện cho các nhân viên quản lý cấp dưới để giúp họ sắp xếp, bố trí lao động một cách hợp lý phù hợp với tính chất của từng công việc cụ thể, biết cách tổ chức và phân công lao động khoa học nhằm đạt được hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu 77 Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhà khách tổng liên đoàn lao động Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 41 - 43)