Thực trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 26 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 48 - 51)

Hàng năm căn cứ vào đòi hỏi thực tế và được sự chấp thuận của ngân hàng Công Thương Việt Nam, ngân hàng Công Thương Chương Dương có những đợt cử cán bộ đi học để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Cán bộ của ngân hàng thường được bồi dưỡng nghiệp vụ tại hai trường đó là Học viện Ngân Hàng và Học viện Tài Chính. Thông qua các khóa học ngắn hạn thường là 1 hoặc 3 tháng các cán bộ của ngân hàng có thể tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình làm việc cũng như cập nhật những văn bản quy định pháp luật mới của ngành ngân hàng. Ngoài ra trong thời gian vừa qua các nhân viên của ngân hàng còn được đi học bồi dưỡng thêm khả năng tiếng anh và tin học đây là những kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình làm việc. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng trong quá trình triển khai cũng gặp những thách thức không nhỏ cả về mặt chủ quan lẫn khách quan. Có nhiều nhân viên tham gia không đầy đủ các buổi học mà mình được cử đi học. Họ có thể có nhiều việc bận cá nhân hoặc các chuyến đi công tác dài ngày. Chính điều này đã đem lại kết quả không cao trong những đợt bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Nếu so sánh với các ngân hàng ngoài quốc doanh thì công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở ngân hàng Công Thương Chương Dương có rất nhiều yếu kém, tất nhiên ngân hàng Công Thương Chương Dương cũng chỉ là chi nhánh cấp một của ngân hàng Công Thương Việt Nam nên các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cũng phải phụ thuộc rất nhiều vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Lấy một ví dụ như tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB, tại đây công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực diễn ra rất chuyên nghiệp, nhân viên ở đây được trả lương để đi học do chính ngân hàng đào tạo. Thực tế cho thấy rằng hầu hết nhân viên sau khi ra trường đều phải được đào tạo lại vì đa phần những kiến thức được học trong các trường đại học đã quá lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của công nghệ ngân hàng trên thề giới. Xuất phát từ thực tế đó mà ACB rất

quan tâm chú ý đến việc đào tạo nhân viên của mình (vì thực tế trong ngành ngân hàng yếu tố con người là quan trọng nhất) Quay trở lại với trường hợp của ngân hàng Công Thương Chương Dương, quá trình đào tạo bồi dưỡng nhân viên mới còn quá sơ sài và lạc hậu chưa bắt kịp đòi hỏi của tình hình thực tế. Ngoài ra hầu hết nhân viên tại ngân hàng đều là những người đã có gia đình vì vậy việc đào tạo cho họ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Công tác đào tạo bồi dưỡng gặp nhiều khó khăn thêm vào đó là các yếu kém trong khâu tuyển mộ, tuyển chọn lao động, đã làm cho ngân hàng công thương trở nên ngày càng bất lợi trong cuộc cạnh tranh sắp tới gần.

2.3.4. Thực trạng công tác trả công và đãi ngộ người động

a. Công tác trả công

* Nguồn hình thành quỹ lương

- Căn cứ vào nghị quyết của hoạt động ngân hàng hàng năm về việc chia lợi nhuận

- Từ kết quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng Công Thương Chương Dương

* Phương pháp phân phối quỹ tiền lương

Chính sách phân phối tiền lương phụ thuộc vào các nhân tố sau: -Kết quả làm việc của nhân viên trong ngân hàng

-Thời gian làm việc của nhân viên trong ngân hàng

-Mức độ phức tạp của công việc được đảm nhiệm (bộ phận bảo vệ, lễ tân khác với các phòng ban nghiệp vụ)

-Hàng năm, căn cứ vào quy định của nhà nước, quy định của ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng như quy chế hoạt động của ngân hàng Công Thương Chương Dương mà cán bộ công nhân viên sẽ được tăng lương vào một thời điểm thích hợp.

* Phương pháp tính lương

Ngân hàng trả lương vào 2 lần trong tháng,lần một là trả lương tạm ứng, và lần hai là trả lương cụ thể căn cứ vào thời gian làm việc vị trí công tác, tính phức tạp của công việc, công tác thi đua…

Tiền lương lần 2 là tiền lương quyết toán, có thể là cộng hoặc trừ lương bổ sung, trừ tiền đóng BHXH.

* Thời gian trả lương và phương pháp trả lương

Lần 1: Vào các ngày 1315, nhân viên được trả lương sẽ nhận tại phòng kế toán và ký nhận vào bảng lương

Lần 2: Vào các ngày 29 31 hàng tháng * Cách tính lương

- Đối với lương lần 1:

Đây là lương tạm ứng chỉ thanh toán với những ai có số ngày công lớn hơn 65% thời gian làm việc cả tháng còn các đối tượng còn lại sẽ không được nhận lương tạm ứng.

* Đối với lương lần 2:

- Bình xét thi đua theo các mức A,B,C - Công thức tính lương:

Tổng lương = Lương cứng + Thưởng

Lương cứng = Hệ số lương* Mức lương cơ bản Thưởng căn cứ vào bình bầu trong mỗi tháng.

Cũng giồng như hầu hết các ngân hàng khác ở Việt Nam hiện nay, mức lương của các nhân viên trong ngân hàng Công Thương Chương Dương thường là không công khai, trong cùng nơi làm việc nhưng mọi người thường không biết cụ thể được lương của nhau. Ngoài ra thực tế ở ngân hàng cho thấy rằng bản thân các nhân viên không nắm rõ được tại sao mình lại có mức lương như vậy, cuối mỗi tháng họ nhận được một mức lương nào đó và không biết là cách tính toán như thế nào. Đây là một hạn chế và hạn chế này diễn ra không chỉ ở ngân hàng Công Thương Chương Dương mà nó là một thực tế tương đối phổ biến. Khi em cố gắng đi tìm lời giải cho vấn đề này bằng cách hỏi trực tiếp nhân viên của phòng tổ chức hành chính đều không nhận được câu trả lời. Có thể là nếu như khi biết các mức lương cụ thể của bản thân mình và các đồng nghiệp thì sẽ xảy ra những xung đột trong tổ chức vì trên thực tế để đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc trong ngân hàng không phải là một việc làm đơn giản. Thêm vào đó các chi nhánh khác nhau của

ngân hàng Công Thương Việt Nam có các mức lương trả khác nhau cho nhân viên, điều này dẫn tới việc các nhân viên không thể biết rõ ràng cụ thể về mức lương mình được hưởng. Đây là một vấn đề cần phải khắc phục tất nhiên không thể trong thời gian ngắn làm được.

b. Chế độ đãi ngộ

Trong quá trình hình thành và phát triển với tiền thân là ngân hàng nhà nước Việt Nam khu vực Gia Lâm đến nay ngân hàng trở thành ngân hàng Công Thương Chương Dương hoạt động của ngân hàng ngày càng được phát triển. Ngân hàng thường xuyên quan tâm tới đời sống cán bộ công nhân viên tại ngân hàng. Cụ thể:

Để nâng cao thể lực và đời sống tinh thần văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên, hàng năm ngân hàng có tổ chức các hoạt động như: tổ chức các cuộc thi bóng đá cầu lông bóng bàn, các hoạt động văn nghệ. Ngoài ra một hoạt động không thể thiếu của ngân hàng là hàng năm ngân hàng tổ chức các cuộc tham quan du lịch. Các hoạt động này giúp cho cán bộ công nhân viên trở lên gắn bó với ngân hàng, có tinh thần hăng say làm việc và cống hiến. Hơn nữa các chính sách BHXH, BHYT đều được ngân hàng thực hiện tốt, hàng năm đều có các đợt khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu 26 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w