Cơ cấu nguồn nhân lực theo các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu 26 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 40 - 43)

* Một là chỉ tiêu về giới tính. Năm Giới tính 2004 2005 2006 2007 Nam 36 42 46 46 Nữ 109 107 116 124

Bảng 3: Cơ cấu lao động theo giới tính15

14 Nguồn Phòng tổ chức hành chính – Ngân hàng công thương Chương Dương

Vì đặc thù ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nên phần lớn nhân viên của chi nhánh ngân hàng Công Thương Chương Dương là nữ. Điều này được minh chứng cụ thể qua các con số thống kê sau đây:

Nhìn vào bảng trên thì chúng ta có thể nhận thấy là nữ luôn chiếm đa số trong cơ cấu lao động của chi nhánh điều này có thể được giải thích do đặc điểm nghề nghiệp. Qua 4 năm thì số lượng nam nhân viên của chi nhánh có tăng lên về mặt số lượng tuyệt đối, còn về số lượng tương đối thì chỉ tăng trong 3 năm (24.83% 28.19% 28.4%) đến năm thứ tư thì giảm xuống chỉ còn 27.06%. Mặt khác tại chi nhánh ngân hàng CTCD ban lãnh đạo cũng đều là nữ. Như vậy, với cơ cấu trên ta có thể thấy rằng trong quá trình sản xuất kinh doanh chi nhánh cũng có những thuận lợi và những khó khăn nhất định do đặc thù này mang lại. Nhưng chúng ta cũng phải thấy rằng cơ cấu này có phần mất cân đối vì tỉ lệ nam nhân viên chiếm phần nhỏ trong cơ cấu tổ chức.

* Hai là: Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu chất lượng cán bộ

Cơ cấu nguồn nhân lực theo chỉ tiêu này được thể hiện cụ thể qua thống kê sau: CT 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Ths 2 1.4 2 1.3 3 1.8 4 2.4 0 0 1 50 1 33.3 ĐH 90 62.1 107 71.8 119 73.5 132 77.6 17 18.9 12 11.2 13 10.9 CĐ 13 9 5 3.4 5 3.1 8 4.7 -8 -61.5 0 0 3 60 TH 24 16.5 19 12.8 18 11.1 15 8.8 -5 -20.8 -1 -5.3 -3 -16.7 LĐPT 16 11 16 10.7 17 10.5 11 6.5 0 0 1 6.25 -6 -35.3 Tổng 145 100 149 100 162 100 170 100 4 2.75 13 8.7 8 4.9 Bảng 4: Thống kê chất lượng cán bộ16

Qua bảng thống kê trên ta thấy có điểm đáng lưu ý là số lượng nhân viên có trình độ ngày càng tăng qua các năm đây là tín hiệu tốt đối với sự phát triển của chi nhánh. Bên cạnh đó thì số lượng những người có trình độ thạc sỹ cũng ngày càng tăng đây là những người nằm trong diện cán bộ quản lý của chi nhánh. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các ngân

hàng thương mại thì việc nâng cao chất lượng cán bộ trong các ngân hàng nhà nước là điều hết sức quan trọng. Công tác phát triển đội ngũ cán bộ trong ngân hàng đã có những bước làm rất tốt song trong tình hình mới thì đòi hỏi chất lượng cán bộ cũng phải tăng lên để đáp ứng đòi hỏi của thực tế.

* Ba là : Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Độ tuổi của lao động có ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức và lĩnh vực ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Nếu tỷ lệ lao động già (từ 50  55 đối với nữ và từ 55 60 đối với nam) cao, thì nói chung là khả năng đáp ứng được đòi hỏi của công việc là tương đối thấp nhưng ngược lại họ lại là những người có kinh nghiệm và đôi khi yếu tố này cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bên cạnh đó nếu cơ cấu lao động của một tổ chức phần lớn là trẻ thì họ sẽ có thế mạnh là sự nhiệt tình năng động song không tránh khỏi những hạn chế về mặt kinh nghiệm. Do vậy cơ cấu hợp lý của bất kỳ một tổ chức nào cũng là kết hợp giữa 2 nguồn lao động này để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi của ngân hàng Công Thương Chương Dương được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2005/2004 2006/2005 2007/2006 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % <30 59 40.7 59 39.6 53 32.7 65 38.2 0 0 -6 -10.1 12 22.6 30-50 81 55.9 79 53 99 61.1 97 57.1 -2 -2.5 20 25.3 -2 -2.02 >50 5 3.4 11 7.4 10 6.2 8 4.7 6 120 -1 -9.1 -2 -20 Tổng 145 100 149 100 162 100 170 100 4 2.7 13 8.7 8 4.94

Bảng 5 : Cơ cấu theo độ tuổi 17

Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu nguồn nhân lực của Ngân hàng Công Thương Chương Dương có những biến động không đều các chỉ tiêu theo độ tuổi thường có biến động tăng trong giai đoạn đầu sau lại giảm. Nhưng nếu ta quan sát cả thời kỳ thì thấy rằng: Từ 2004  2007 các chỉ tiêu đếu tăng: những người < 30 đã tăng từ 59  65 người ( tăng 10.17%), những người từ

30  50 đã tăng từ 81 97 (tăng 19.75%), còn số những người từ 50 trở lên đã tăng từ 5 8 người (đa số những người này đều thuộc đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng do đó sự tăng lên là hoàn toàn hợp lý). Phân tích sâu hơn ta thấy rằng tốc độ tăng của lực lượng lao động từ 30  50 nhanh hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động dưới 30 tuổi. Qua đó ta có thể thấy rằng tốc độ trẻ hóa cán bộ trong ngân hàng còn hạn chế. Đây là hạn chế của không những ngân hàng công thương nói riêng mà cả trong hệ thống ngân hàng nhà nước nói chung. Trong điều kiện hiện nay em thiết nghĩ cần phải tăng số lượng cán bộ nhân viên trẻ vì họ là những con người có năng lực, sự nhiệt tình và tinh thần cầu tiến. Chúng ta không bác bỏ kinh nghiệm của những người lớn tuổi song nó sẽ cản trở quá trình đổi mới của hệ thống ngân hàng trong điều kiện hội nhập.

Một phần của tài liệu 26 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w