Thực trạng công tác lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân

Một phần của tài liệu 26 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 43 - 45)

Ngân hàng Công Thương Chương Dương là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Công Thương Việt Nam, nó có vai trò tương đối quan trọng trong hệ thống của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Do là chi nhánh cấp 1 nên việc tuyển dụng lao động của ngân hàng đều phải do sự chấp thuận từ ngân hàng Công Thương Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân ngân hàng CTCD cũng có sự độc lập tương đối trong công tác này.

Các chỉ tiêu về lợi nhuận của ngân hàng tăng đều qua các năm song ngân hàng lại chưa có các chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực hợp lý. Do sự không có chiến lược về nguồn nhân lực hợp lý nên ngân hàng thường phải đối mặt với sự bị động về nguồn nhân lực. Theo nguyên tắc trong khoa học quản lý thì chiến lược phát triển của ngân hàng phải gắn bó mật thiết với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, như vậy thì mới tạo ra sự phát triển đồng bộ và bền

vững. Ngân hàng không thể xác định được biến động về nhân lực trong tổ chức của mình thì sẽ ảnh hưởng lớn đến đường lối phát triển của tổ chức.

Qua quá trình thực tập tại ngân hàng em nhận ra rằng công tác lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực của ngân hàng là rất yếu kém nếu như không muốn nói là gần như không có công tác này. Đây là một ngân hàng của nhà nước, phong cách làm việc cũng như tác phong nhân viên vẫn còn mang nặng tư duy kiểu bao cấp. Thực tế ở ngân hàng cho thấy rằng, hàng năm nếu như có một vài vị trí đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc không còn khả năng làm việc thì ngân hàng sẽ tuyển dụng thêm các vị trí mới để thế chỗ. Phân tích mối tương quan giữa lợi nhuận và công tác quản lý nguồn nhân lực chúng ta không nhận thấy mối ràng buộc điều đó cho thấy dù số nhân viên trong ngân hàng có tăng hay là không thì cũng không có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Chúng ta cũng phải nhận thấy rằng khách hàng đến với ngân hàng Công Thương Chương Dương là các khách hàng truyền thống lâu năm hoạt động trên địa bàn ngoài ra khu vực Quận Long Biên và Huyện Gia Lâm lại chưa có các chi nhánh ngân hàng khác hoạt động nhiều nên gần như Ngân hàng Công Thương Chương Dương là sự lựa chọn hợp lý nhất. Chính vì các lợi thế này mà trong suốt thời gian hoạt động của mình dường như ngân hàng không quan tâm nhiều đền công tác lập chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực. Qua tiếp xúc với các nhân viên của ngân hàng thì em được biết giám đốc của ngân hàng Công Thương Chương Dương đã từng nói rằng tất cả các trường hợp con, em của nhân viên đang làm việc tại ngân hàng sẽ đều được có ưu tiên khi xét tuyển vào ngân hàng này.(“Người có học thì làm việc cần đến kiến thức, người không có học thì làm các việc chân tay”.) Đây là một thực tế tiêu cực đang diễn ra ở không chỉ ngân hàng Công Thương Chương Dương mà ở hầu hết các cơ quan nhà nước. Như vậy có thể thấy rằng tại ngân hàng Công Thương Chương Dương gần như là không có công tác lập

chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực. Trước xu thế phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng trong thời gian gần đây thì đây là một thực tế cần phải có biện pháp giải quyết trong thời gian tới nếu không các ngân hàng nhà nước sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cuộc cạnh tranh này.

Một phần của tài liệu 26 Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Ngân hàng Công thương Chương Dương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w