Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 59 - 62)

5.2.1.1. Nhận diện “tầng lớp trung lưu”:

“Tầng lớp trung lưu” là một khái niệm phức tạp và mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, sự thừa nhận sự tồn tại cũng như vai trò của tầng lớp trung lưu đối với sự phát triển kinh tế là cần thiết; bởi vì thông qua hành vi tiêu dùng mà tầng lớp trung lưu đang đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…cũng cho thấy tầng lớp trung lưu là một thành phần quan trọng quyết định đến tổng cầu nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc vào tổng cầu bên ngoài (thông qua hoạt động xuất khẩu). Một tầng lớp trung lưu Việt Nam với mức sống khá giả, đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số, không chỉ góp phần quan trọng vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong tương lai mà còn tạo ra mức sống chung, trung hoà sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong xã hội. Tuy nhiên, sẽ cần có cả quá trình và thời gian đủ để Chính phủ thừa nhận sự tồn tại và vai trò của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Và khi đã được thừa nhận, thì Chính phủ sẽ có thêm căn cứ để tạo ra hiệu quả lan toả của các chính sách kinh tế, xã hội (các chính sách về thuế, chi tiêu Chính phủ, trợ cấp...)

5.2.1.2. Gia tăng quy mô dân số thuộc tầng lớp trung lưu:

Chính phủ cũng cần gia tăng quy mô cả về số tương đối % và số tuyệt đối của số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Để làm được điều này, Chính phủ có thể tác động vào 2 nhân tố chi phối đến quy mô của tầng lớp trung lưu là mức chi tiêu tiêu dùng trung bình và sự phân phối thu nhập cá nhân.

Mức chi tiêu trung bình phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm và thu nhập của người dân:

C = Co + MPC*Y

Tăng trưởng kinh tế ( tức là tăng tổng sản lượng Y ) là một giải pháp chủ chốt để tăng được quy mô trung lưu. Theo hàm Cobb-Douglas đã được dùng trong chương 2

thì để tăng sản lượng nền kinh tế, cần tăng tổng mức nhân tố sản xuất TFP bằng cách tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải thiện hiệu quả sản xuất, ứng dụng và phát triển các công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam thông qua phát triển một thị

trường công nghệ thực sự cạnh tranh, nhằm khuyến khích sự sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ. Tăng tổng dự trữ vốn toàn xã hội K bằng cách huy động vốn từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài; từ khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân. Chính phủ có thể có nhiều chính sách để huy động các nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế. Đó là: khai thác năng lực vốn chưa sử dụng, hoàn thiện hệ thống thuế, phát triển các tổ chức trung gian tài chính, phát triển thị trường vốn dài hạn, tăng cường cơ hội đầu tư, tự do hóa thị trường tiền tệ, vận động và thuyết phục dân chúng. Thị trường tín dụng không chính thưc cũng đóng góp một phần vào việc huy động vốn trong điều kiện của Việt Nam. Sử dụng hiệu

quả lực lượng lao động: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên tiềm năng của lực

lượng lao động còn chưa được phát huy. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp khá cao trong nền kinh tế. Ngoài số lượng công khai ra thì còn cần xem xét tới các khía cạnh khác nữa như thời gian làm việc, cường độ công việc và năng suất lao động. Mà trong đó, có tới 5 hình thức sử dụng lao động không hết khả năng (tình trạng khiếm dụng lao động) gồm thất nghiệp công khai, bán thất nghiệp, thất nghiệp giả tạo, thất nghiệp ẩn và những người về hưu non (theo Edgar O.Edwands). Mô hình Cobb-Douglas cũng giả định với thị trường lao động là cạnh tranh hoàn hảo và nguồn lực lượng lao động được sử dụng hết tiềm năng. Do đó, chính sách hướng đến sử dụng hết tiềm năng của lực lượng lao động là rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Các chính sách có thể áp dụng là chính sách về dân số, những chính sách về hỗ trợ và phát triển thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin cho người lao động có sự lựa chọn việc làm, và đầu tư vào vốn nhân lực. Các tổ chức xúc tiến việc làm cần có một cơ sở pháp lý và được tổ chức rộng rãi để hỗ trợ người lao động.

Tăng tỷ trọng của thu nhập tư nhân trong GDP bằng các chính sách vĩ mô. Cách thức trực tiếp là giảm thuế thu nhập cá nhân hoặc tăng mức chịu thuế thu nhập lên cao hơn, gần sát với mức của người giàu; giảm các khoản thuế và khấu trừ đánh vào lương của người lao động trong khu vực Nhà nước và tư nhân. Cách gián tiếp là tái cấu trúc hệ thống tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận tín dụng, để tăng cường thuê lao động. Sự dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao.

Ổn định tỷ lệ tiết kiệm biên: hiện nay, dân cư chúng ta đang có tỷ lệ chi tiêu cận

biên MPC khoảng 0,67; là mức cao hơn mức chung của thế giới. Việc khuyến khích tăng MPC có thể là không nên đối với trường hợp của Việt Nam; bởi vì đất nước đang trên đà phát triển và cần có sự tiết kiệm hợp lý để tạo nguồn vốn cho nền kinh tế; tức là cần có sự

cân bằng giữa hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, Chính phủ nên hướng đến ổn định và điểu chỉnh cho phù hợp với từng tình hình cụ thể

Ổn định mức bất bình đẳng trong phân phối chi tiêu tiêu dùng theo thời gian.

Nhìn chung, mức chi tiêu trung bình phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình. Do đó, Chính phủ có thể điều tiết mức chi tiêu trung bình thông qua điều tiết mức thu nhập trung bình. Ở đây, chúng tôi xem xét mức phân phối thu nhập theo cá nhân với mục đích nhấn mạnh đến mức phúc lợi mỗi cá nhân. Trước hết là các chính sách điều chỉnh phân phối lại quyền sở hữu đối với tài sản. Quyền sở hữu tài sản gắn liền với quyền thu nhập từ tài sản đó. Các chính sách để giúp giảm bớt sự tập trung quá mức các tài sản sinh lợi như cải tiến thể chế; các chính sách tạo cơ hội giáo dục cho đông đảo người dân; đồng thời đi kèm với tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tốt cho những người có học vấn. Các chính sách điều tiết thu nhập còn có thuế thu nhập và thuế tài sản lũy tiến. Trong đó, cần tính toán sao cho gánh nặng thuế rơi vào người có thu nhập cao. Ngoài ra, còn có thể thông qua các khoản trợ cấp và chuyển nhượng.

Từng bước xây dựng và hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế, chỉ số Hz (thể hiện cho tỷ lệ % dân số sống dưới mức chi tiêu trung bình Z) càng ngày càng giảm đi. Do đó chủ yếu, quy mô trung lưu sẽ tăng lên khi quy mô của người nghèo khổ giảm đi, tức là giúp cho nhiều người nghèo có thể gia nhập vào tầng lớp trung lưu. Mạng lưới an sinh xã hội góp phần nâng cao mức sống người dân và tạo điều kiện để ngày càng nhiều người nghèo gia nhập tầng lớp trung lưu

5.2.1.3. Định hướng hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu

Tầng lớp trung lưu Việt Nam thể hiện sự khá đồng nhất trong cách cơ cấu chi tiêu vào các nhóm hàng hóa, dịch vụ. Họ đều là những người đang theo đuổi một cuộc sống chất lượng hơn, nhiều tiện nghi hơn và dành khoảng 65% tổng chi tiêu cho các nhu cầu ngoài nhu cầu về lương thực, ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa trung lưu ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn, mà về cơ bản là do sự chênh lệch về mức sống giữa hai khu vực này. Do vậy, định hướng tiêu dùng đối với tầng lớp trung lưu cũng cần chú ý tới sự đồng nhất và khác biệt tương đối này. Chính phủ có chính sách để định hướng hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu; nhằm tận dụng một thị trường tiêu dùng rộng lớn, đang chiếm tới gần 45% dân số Việt Nam hiện nay. Biện pháp có thể là xây dựng và phát triển những thương hiệu sản phẩm nội địa mạnh để thu hút trực tiếp thị hiếu

để tạo lòng tin nơi người tiêu dùng là tầng lớp trung lưu. Trong đó, Chính phủ hướng người dân tiêu dùng hàng nội địa để thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, chú ý đến các mặt hàng mũi nhọn của quốc gia. Tầm quan trọng của định hướng tiêu dùng còn góp phần vào nâng cao hiệu quả của các chính sách: ví dụ với gói kích cầu lần một trị giá 1 tỷ USD năm 2009 vừa qua, vì chưa định hướng được hành vi tiêu dùng cá nhân, mà gói kích cầu bị lệch hướng một phần trở thành “ kích cầu hàng Trung Quốc”.

5.2.1.4. Lựa chọn đối tượng tác động của các chính sách

Trên cơ sở nắm bắt cơ cấu và xu hướng chi tiêu vào các nhóm hàng hóa và mặt hàng đăc thù của tầng lớp trung lưu trong mối tương quan với các nhóm giàu và nghèo, Chính phủ có thể lựa chọn đối tượng để đưa ra những giải pháp tác động đến phần tiêu dùng C trong tổng thu nhập quốc dân GDP nhằm tạo ra hiệu ứng lan toả của chính sách. Nếu Chính phủ muốn tạo ra sự lan toả trong hoạt động phát triển vốn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội thì cần hướng đến đối tượng là tầng lớp trung lưu bởi vì tiêu dùng vào giáo dục và y tế, thể hiện cho đầu tư cho vốn con người của những người thuộc tầng lớp trung lưu đang gia tăng trong tổng chi tiêu, với tỷ trọng trong tổng chi tiêu cao hơn so với người giàu và người nghèo. Do vậy, họ sẽ là những người có khả năng nhất tạo ra tác động lan toả trong lĩnh vực giáo dục, y tế chứ không phải là những người giàu, với mức sống cao.

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 59 - 62)