Chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (chi ăn uống)

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

Tỷ trọng chi tiêu ăn uống/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6- $10/ngày >$10/ngày 1998 45.66 53.94 44.81 37.68 32.15 2002 42.21 50.38 40.67 33.6 27.98 Thành thị 2004 37.55 47.73 38.33 31.89 25.31 1998 57.47 59.78 45.14 41.63 27.16 2002 52.93 54.96 42.3 32.75 27.76 Nông thôn 2004 50.30 53.29 42.21 31.45 26.71 1998 54.06 58.98 44.96 38.18 31.82 2002 50.42 54.43 41.53 33.42 27.96 Cả nước 2004 47.18 52.77 40.71 31.78 25.44

Bảng 4.1: Tỷ trọng chi ăn uống trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực.

Chi cho lương thực, thực phẩm là một khoản chi quan trọng đối với các cá nhân, hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy càng ngày, tỷ lệ chi cho khoản mục này càng giảm đi song chi cho lương thực vẫn luôn giữ một mức cao. Năm 1998, tỷ lệ chi cho lương thực, thực phẩm bình quân đầu người của cả nước lên tới 54.06% - chiếm quả nửa trong cơ cấu tổng chi tiêu bình quân cá nhân. Tới năm 2002, tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn ở mức hơn 50%, năm 2004 giảm xuống còn 47.18%. Tỷ lệ chi cho lương thực khá cao như vậy có thể lý giải vì Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, thu nhập thấp. Lương thực, thực phẩm vì vậy quan trọng cho việc đáp ứng nhu cầu sống của người dân.

Xét về các tầng nhóm trong xã hội thì nhóm nghèo chi cho lương thực nhiều nhất. Trung bình năm 1998 họ chi tới gần 60% tổng chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của mình. Trong khi đó tỷ lệ này giảm mạnh ở nhóm trung lưu trên và nhóm người giàu khi mà họ chỉ tiêu có 38.18% và 31.82% (1998) cho mục này. Hơn nữa, mức chi trên còn tiếp tục giảm sau các năm. Đến năm 2004, mức chi cho ăn uống của người giàu chỉ còn tương đương với ¼ chi tiêu (25.44%) trong khi người nghèo vẫn phải chi quá nửa thu nhập (52.77%). Điều này lại là một minh chứng thực tiễn cho một nhận định trong kinh tế học: mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm sẽ giảm xuống cùng với sự tăng lên của mức thu nhập.

Người dân ở thành thị cũng thường có mức chi cho lương thực thấp hơn người dân ở nông thôn.Ví dụ như năm 2002, cùng là người dân thuộc nhóm trung lưu dưới, nhưng người ở thành thị chỉ chi có 38.33% cho ăn uống, trong khi người ở nông thôn chi mất 42.21%.

Khi so sánh với tỷ trọng chi của một số nước trong khu vực khác (Indonesia) hoặc các nước đang phát triển tương đương (Pakistan), trung lưu Việt Nam có tỷ trọng chi tương đối nhỏ hơn. Với một ngưỡng trung lưu cũng dựa trên chi tiêu tiêu dùng từ 2-10$, nghiên cứu của Banerjee & Dufflo (2007) chỉ ra rằng trung lưu Indonesia và Pakistan phải chi từ 50.7 đến 66.6% cho tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong cùng giai đoạn. Nhìn chung, với các nước đang phát triển, mức chi cho lương thực, thực phẩm khá cao như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc đáp ứng các nhu cầu khác như y tế, văn hóa, giáo dục …

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 49 - 50)