Quy mô dân số của tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 2007-2015 theo

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 43)

phương án.

Kết quả ước lượng được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục D.

3.4. Nhận định quy mô dân số tầng lớp trung lưu Việt Nam giai đoạn 1986 – 2015.

3.4.1. Nhận định qui mô tầng lớp trung lưu theo hai phương án.

Số liệu về mức chi tiêu tiêu dùng trung bình đều được đưa về mức giá so sánh năm 1990, do vậy các kết quả chỉ biểu thị sự thay đổi về lượng chi tiêu tiêu dùng trung bình và loại bỏ sự thay đổi của giá qua các năm đến sự thay đổi của quy mô % dân số của tầng lớp trung lưu.

Hình 3.2: Quy mô dân số tầng lớp trung lưu 1986-2015 theo 2 phương án

quy mô trung lưu chi ếm % tổng dân số: phương án 1

4.65 16.63 18.6 23.09 28.51 30.92 32.53 33.81 35.5 37.16 38.6 39.75 40.5 40.81 0.85 3.03 4.04 5.61 7.35 8.46 9.32 10.09 11.26 12.67 14.25 16.05 17.98 20.04 5.5 19.66 22.64 28.7 35.86 39.38 41.85 43.9 46.76 49.83 52.85 55.8 58.48 60.85 0 10 20 30 40 50 60 70 1992 1998 2002 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung lưu dưới Trung lưu trên Trung lưu

quy mô trung l ưu chi ếm % tổng số dân: phương án 2

1.47 5.32 6.9 9.45 12.3 14.1 15.43 16.61 18.37 20.45 22.72 25.2 27.77 30.4 0.24 0.82 1.18 1.69 2.16 2.52 2.79 3.05 3.45 3.95 4.56 5.28 6.13 7.14 1.71 6.14 8.08 11.14 14.46 16.62 18.22 19.66 21.82 24.4 27.28 30.48 33.9 37.54 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1992 1998 2002 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Kết quả ước lượng đã phản ánh độ nhạy của cơ sở dữ liệu phân tích. Với mức phân chia 3$-6$-10$ ở phương án 1, quy mô của tầng lớp trung lưu gia tăng đều đặn qua các năm, từ 5,5% năm 1992 lên gần 44% ở năm 2009 và đến 60% dân số năm 2015. Theo phương án này, quy mô tầng lớp trung lưu tăng trưởng cùng với sự thay đổi theo hướng rút ngắn chênh lệch về số lượng giữa trung lưu dưới và trung lưu trên.

Khi gia tăng các mức phân chia lên 5$-10$-15$, quy mô % dân số tầng lớp trung lưu thấp hơn hẳn so với phương án 1 (năm 2009, tầng lớp trung lưu chiếm 43,9% dân số ở phương án 1, trong khi 19,66% ở phương án 2). Cơ cấu trung lưu theo phương án 2 lại thể hiện khoảng cách ngày càng lớn giữa 2 nhóm trung lưu. Trong đó, sự tăng trưởng của nhóm trung lưu dưới là lớn hơn sự tăng trưởng của nhóm trung lưu trên.

Sự khác biệt quy mô giữa hai phương án được giải thích bởi sự chênh lệch giữa các mức phân chia: nhiều người giàu có ở phương án 1 trở thành người trung lưu ở phương án 2. Ngoài ra, nhiều người trung lưu ở phương án 1 bị rơi xuống nhóm nghèo ở phương án 2. Tầng lớp trung lưu ở phương án 1 (đã vượt qua hẳn mức nghèo đói dành cho các nước đang phát triển do Ngân hàng Thế giới đề ra, đồng thời mức cận trên là mức của các nước trong khu vực Đông Nam Á) tỏ ra phù hợp hơn với Việt Nam.

Kết quả ước lượng cũng chỉ ra sự gia tăng trong quy mô dân số trung lưu tại Việt Nam. Điều này thể hiện cho sự chuyển đổi trong mức sống của người dân vì khi một xã hội có tỷ lệ % dân số thuộc tầng lớp trung lưu cao hơn thì xã hội đó trở nên khá giả hơn. Người nghèo thì đủ ăn và có điều kiện thoả mãn những nhu cầu cao hơn, còn người đã đủ ăn thì khá giả hơn. Tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng càng đông sẽ giảm càng đáng kể sự chênh lệch mức sống giữa nhóm giàu và nghèo. Nhóm trung lưu trên tăng trưởng cao và ổn định và rút ngắn khoảng cách về quy mô với nhóm trung lưu dưới, tức là mức sống của nhóm nghèo và trung lưu sẽ cùng tăng dần lên, gần với mức sống của người giàu. Cũng vì điều này mà tầng lớp trung lưu còn đóng vai trò là “van xả áp lực” của xã hội.

Tuy nhiên, tăng trưởng quy mô dân số trung lưu cũng có những điểm hạn chế trong các năm qua. Nhóm trung lưu dưới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm trung lưu trên trong cơ cấu trung lưu. Nhóm này gồm những người thoát nghèo và gia nhập tầng lớp trung lưu khi mức sống cao hơn; họ lại có nguy cơ bị tái nghèo trước những biến động của nền kinh tế. Như vậy, khả năng giảm sút tầng lớp trung lưu sẽ vẫn còn khi mà trung lưu dưới còn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan đến từ kết quả dự đoán 2010-2015 khi mà tỷ trọng trung lưu dưới sẽ giảm, đi kèm với sự gia tăng trong tỷ trọng của trung lưu trên

(trung lưu trên chiếm 1/4 dân số trung lưu năm 2009, và sẽ chiếm 1/3 dân số trung lưu tới năm 2015). Mặt khác, tăng trưởng kinh tế đóng góp phần lớn vào tăng trưởng quy mô tầng lớp trung lưu, thông qua tác động gia tăng mức thu nhập và từ đó tăng mức chi tiêu tiêu dùng trung bình (nếu tỷ lệ tiết kiệm và mức tiêu dùng tự định không đổi). Điều này hàm ý rằng nếu tăng trưởng kinh tế bị suy giảm thì quy mô trung lưu sẽ bị ảnh hưởng (giai đoạn 2002 – 2007, quy mô trung lưu tăng với tốc độ cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao, năm 2008 tốc độ tăng quy mô trung lưu đã giảm đi, cùng với sự suy giảm kinh tế Việt Nam).

3.4.2. Tăng trưởng khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu tác động tới tăng

trưởng GDP giai đoạn 1986-2015.

Hình 3.3: Đóng góp của tăng trưởng khối lượng tiêu dùng Cm của tầng lớp trung lưu tớ

tăng trưởng GDP 1986-201533 1998 2002 2004 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0.00 28.07 15.70 17.37 8.46 6.18 5.32 7.07 7.75 8.00 8.40 8.57 8.89 0.00 6.47 9.37 11.81 5.95 4.44 3.71 5.98 6.26 6.60 7.04 7.22 7.44 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 đv: tỷ v n đ ( 19 90 vnđ ) 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 %

tiêu dùng của Trung lưu Cm(tỷ vnđ) ΔGDP(%) ΔGDP(%) do ΔCm

Khối lượng tiêu dùng của những người thuộc tầng lớp trung lưu có sự gia tăng mạnh mẽ. Từ 2002 đến 2006, khối lượng tiêu dùng tăng 1,5 lần sau 2 năm. Giai đoạn 2007 đến 2010 phần gia tăng ròng của tiêu dùng giảm đi bởi tác động của cuộc khủng hoảng

33

Vì phụ thuộc vào số liệu nên tác giả tính tăng trưởng kinh tế với các đoạn thời gian khác nhau: (1998- 2002); (2002-2004); (2004-2006); rồi lần lượt từ 2007 đến 2015.

kinh tế thế giới làm cho GDP suy giảm và do đó tốc độ cải thiện mức sống của người dân chậm lại.

Tuy nhiên, các năm sau đó, khối lượng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu lại tăng nhanh. Lý do thứ nhất là sẽ có khoảng gần 5 triệu người Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2013 và tạo cơ sở cho sự gia tăng khối lượng tiêu dùng trong các năm tiếp sau. Lý do thứ hai là mức chi tiêu tiêu dùng trung bình cũng tăng lên, do sự tăng trưởng kinh tế sẽ ổn định trở lại sau quãng thời gian suy giảm.

Quan trọng hơn cả, sự đóng góp của tầng lớp trung lưu vào tăng trưởng kinh tế là thông qua sự gia tăng khối lượng tiêu dùng. Khoảng thời gian 4 năm từ 1998 đến 2002, GDP tăng 28,07% trong đó chỉ có hơn 6% là do trung lưu đóng góp. Tầng lớp trung lưu đóng góp ngày càng nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở khoảng cách giữa 2 đường tăng trưởng được rút ngắn lại và ổn định. Năm 2008, tầng lớp trung lưu đóng góp phần lớn ( 4,44% của 6,18%) vào tốc độ tăng trưởng GDP (Năm 2008, tiêu dùng tư nhân góp phần tăng 6,08% GDP, trong khi GDP tăng trưởng 6,18% mà tầng lớp trung lưu chiếm đến 43% tổng dân số).

Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015, tầng lớp trung lưu, thông qua tiêu dùng, sẽ đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế. Bởi vì, số người thoát nghèo và gia nhập tầng lớp trung lưu sẽ tăng lên đồng thời mức chi tiêu trung bình cũng được cải thiện như là kết quả của tăng trưởng kinh tế hồi phục trở lại mức hơn 8% từ năm 2013.

CHƯƠNG 4: HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU

“Tiêu dùng là mục đích duy nhất của mọi hoạt động sản xuất”

- Adam Smith (1723-1790)- Duới góc độ kinh tế vĩ mô, vai trò của tầng lớp trung lưu đối với tăng trưởng kinh tế đã được thể hiện bởi sự mở rộng qui mô dân số đi kèm với mức tăng trưởng vượt bậc của khối lượng tiêu dùng. Phần trình bày dưới đây, sẽ nhìn nhận vai trò của tầng lớp trung lưu theo góc độ kinh tế vi mô. Cụ thể, chúng tôi sẽ phân tích hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Việt Nam để khảo sát tín hiệu mà họ đưa đến thị trường thông qua cách chi tiêu vào các nhóm hàng và một số mặt hàng đặc thù của Việt Nam.

4.1. Cơ sở phân tích

4.1.1. Cơ sở dữ liệu.

Do việc điều tự điều tra sự thực là quá tốn kém và vượt xa khả năng của nhóm nên chúng tôi quyết định sử dụng bộ số liệu của các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VLSS: Vietnam Living Standards Survey) của Tổng cục Thống kê các năm 1998, 2002 và 2004 làm nguồn cơ sở cho phân tích.

VLSS là bộ số liệu có được từ các cuộc tổng điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam. Đây là một chương trình bắt đầu được thực hiện đợt đầu tiên vào năm 1992, 1993 và đến nay đã tiến hành được 5 đợt (1992, 1998, 2002, 2004, 2006). Chúng được tổ chức và thực hiện bởi Bộ kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Tổng cục Thống kê và được tài trợ bởi UNDP và SIDA. Số lượng hộ gia đình được khảo sát cũng có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, với bộ dữ liệu năm 1998, số hộ được điều tra là 6002, năm 2002 là 30.000 hộ và năm 2004 là 9300 hộ.

Phương pháp chọn mẫu được các chuyên gia chọn mẫu của Viện Khoa học Thống kê, UNDP và Ngân hàng Thế giới tư vấn. Mẫu điều tra được chọn qua tiến trình 2 bước: bước thứ nhất chọn mẫu chủ “địa bàn điều tra” độc lập theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Bước 2 chọn các hộ điều tra từ danh sách các hộ của địa bàn đã chọn cũng theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Việc phân bổ các mẫu cho các địa phương được tiến hành theo phương pháp căn bậc hai. Phương pháp này sẽ phân bổ số hộ cho các tỉnh, thành phố không theo tỷ lệ thuận với quy mô dân số của từng tỉnh mà phân bổ một tỷ lệ cao hơn cho các tỉnh có quy mô dân

Phương pháp điều tra của VLSS là phỏng vấn, điều tra bảng hỏi trực tiếp. Trong đó, nhân viên điều tra sẽ trực tiếp phỏng vấn chủ hộ (đối với mẫu là hộ gia đình) hoặc trưởng cán bộ xã phường (mẫu là xã phường) để thu thập thông tin. Ngoài ra mỗi cuộc điều tra còn có một tỷ lệ nhất định số lần phỏng vấn, điều tra lại để đảm bảo tính chính xác của thông tin (VLSS năm 1998 là 10%). Do đó bộ số liệu VLSS có thể đảm bảo tính chính xác cao cho các kết quả thống kê, phân tích, dự báo và hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhà nghiên cứu.

VLSS phản ánh rất nhiều các khoản mục, thống kê từ nhân khẩu học, thu nhập, chi tiêu, việc làm, nhà ở tiện nghi, y tế, văn hóa, giáo dục… Trong đó nhóm chỉ tập trung khai thác phần dữ liệu về chi tiêu đời sống của hộ gia đình vì sự liên quan trực tiếp và phản ánh đầy đủ các khoản mục cần thiết cho bài nghiên cứu.

4.1.2. Phương pháp phân tích.

Phương pháp phân tích của nhóm vận dụng ở đây là phương pháp thống kê tổng hợp đa biến với công cụ là phần mềm thống kê STATA. Cách thức thực hiện cũng như các kết quả tính toán chi tiết của nghiên cứu được trình bày rõ hơn trong phụ lục. Tổng chi tiêu của các cá nhân dưới đây sẽ được phân chia thành 6 khoản mục chính: chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (ăn, uống); chi cho y tế, chi cho giáo dục, chi cho nhà ở, điện, nước, vệ sinh; chi cho đồ dùng lâu bền và chi cho may mặc, đi lại, giải trí. 6 nhóm này theo như trong cơ sở điều tra, chiếm xấp xỉ 100% trong tổng chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình. Trong khi đó, các cá nhân được phân chia theo 4 nhóm chi tiêu34: Nghèo, Trung lưu dưới, Trung lưu trên và Giàu. Họ cũng đồng thời được phân chia theo khu vực sinh sống: thành thị hoặc nông thôn. Kết quả thống kê tỷ trọng chi bình quân cá nhân các khoản mục phân theo khu vực và nhóm chi tiêu sẽ giúp chúng ta phác hoạ và so sánh các đặc điểm tiêu dùng của các nhóm chi tiêu đó, đặc biệt là tầng lớp trung lưu.

34 4 nhóm: nghèo, trung lưu dưới, trung lưu trên, giàu phân theo mức chi tiêu ở chương 2 ( nghèo:

<3$/người/ngày, trung lưu dưới $3-$6/người/ngày, trung lưu trên $6-$10/người/ngày, giàu>$10; qui đổi theo mức giá ngang bằng sức mua năm 2005)

4.2. Hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu

4.2.1. Chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (chi ăn uống)

Tỷ trọng chi tiêu ăn uống/ tổng chi tiêu bình quân 1 người (%) Trung bình <$3/ngày $3- $6/ngày $6- $10/ngày >$10/ngày 1998 45.66 53.94 44.81 37.68 32.15 2002 42.21 50.38 40.67 33.6 27.98 Thành thị 2004 37.55 47.73 38.33 31.89 25.31 1998 57.47 59.78 45.14 41.63 27.16 2002 52.93 54.96 42.3 32.75 27.76 Nông thôn 2004 50.30 53.29 42.21 31.45 26.71 1998 54.06 58.98 44.96 38.18 31.82 2002 50.42 54.43 41.53 33.42 27.96 Cả nước 2004 47.18 52.77 40.71 31.78 25.44

Bảng 4.1: Tỷ trọng chi ăn uống trong tổng chi tiêu cá nhân bình quân phân theo mức sống và khu vực.

Chi cho lương thực, thực phẩm là một khoản chi quan trọng đối với các cá nhân, hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy càng ngày, tỷ lệ chi cho khoản mục này càng giảm đi song chi cho lương thực vẫn luôn giữ một mức cao. Năm 1998, tỷ lệ chi cho lương thực, thực phẩm bình quân đầu người của cả nước lên tới 54.06% - chiếm quả nửa trong cơ cấu tổng chi tiêu bình quân cá nhân. Tới năm 2002, tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn ở mức hơn 50%, năm 2004 giảm xuống còn 47.18%. Tỷ lệ chi cho lương thực khá cao như vậy có thể lý giải vì Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, thu nhập thấp. Lương thực, thực phẩm vì vậy quan trọng cho việc đáp ứng nhu cầu sống của người dân.

Xét về các tầng nhóm trong xã hội thì nhóm nghèo chi cho lương thực nhiều nhất. Trung bình năm 1998 họ chi tới gần 60% tổng chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của mình. Trong khi đó tỷ lệ này giảm mạnh ở nhóm trung lưu trên và nhóm người giàu khi mà họ chỉ tiêu có 38.18% và 31.82% (1998) cho mục này. Hơn nữa, mức chi trên còn tiếp tục giảm sau các năm. Đến năm 2004, mức chi cho ăn uống của người giàu chỉ còn tương đương với ¼ chi tiêu (25.44%) trong khi người nghèo vẫn phải chi quá nửa thu nhập (52.77%). Điều này lại là một minh chứng thực tiễn cho một nhận định trong kinh tế học: mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm sẽ giảm xuống cùng với sự tăng lên của mức thu nhập.

Người dân ở thành thị cũng thường có mức chi cho lương thực thấp hơn người dân ở nông thôn.Ví dụ như năm 2002, cùng là người dân thuộc nhóm trung lưu dưới, nhưng người ở thành thị chỉ chi có 38.33% cho ăn uống, trong khi người ở nông thôn chi mất 42.21%.

Khi so sánh với tỷ trọng chi của một số nước trong khu vực khác (Indonesia) hoặc các nước đang phát triển tương đương (Pakistan), trung lưu Việt Nam có tỷ trọng chi tương đối nhỏ hơn. Với một ngưỡng trung lưu cũng dựa trên chi tiêu tiêu dùng từ 2-10$, nghiên cứu của Banerjee & Dufflo (2007) chỉ ra rằng trung lưu Indonesia và Pakistan phải chi từ

Một phần của tài liệu HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA TẦNG LỚP TRUNG LƯU VIỆT NAM (Trang 43)