Kiến của các nhà quản lý và văn hoá giáo dục về vấn đề giáo dục bản sắc văn hoá cho

Một phần của tài liệu Bản săc văn hoá dân tộc cho sinh viên sư phạm (Trang 45 - 46)

Các vấn đề sau đây được nêu lên để tham khảo ý kiến các nhà quản lý.

Vn đề 1: "Có nhận định cho rằng hiện nay sinh viên ít quan tâm đến việc giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hoá dân tộc chúng tôi tổng hợp được các ý kiến sau: Không có gì đáng lo

ngại hãy tin vào thế hệ trẻ (46,7%); rất đáng lo ngại (28,9%); hiện chưa có ý kiến gì về còn phải đánh giá cụ thể hơn (24,4%).

Nhìn vào tỷ lệ % các ý kiến trả lời thì vấn đề đặt ra không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên ý kiến các nhà quản lý cho rằng "rất lo ngại", " hiện chưa có ý kiến gì", chiếm tỷ lệ không nhỏ đã phản ánh ý thức trách nhiệm của họ trước một vấn đề quan trọng. Tâm trạng chung của thế hệ đi trước lo lắng cho thế hệ trẻ cũng là một vấn đề đang trở thành mối quan tâm thường trực của toàn xã hội.

Các nhà quản lý văn hoá - xã hội, các nhà quản lý giáo dục rất cân nhắc và thận trọng khi đánh giá thế hệ trẻ trong vấn đề giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc, điều này đã thể hiện thái độ, ý kiến đáng trân trọng và với cách nhìn khoa học, biện chứng đối với thế hệ trẻ.

Các nhà quản lý có ý kiến như sau:

- 42,0% ý kiến cho rằng sinh viên hiện nay đang có xu hướng xa rời cội nguồn (1).

- 28,6% ý kiến cho rằng sinh viên đang có xu hướng chỉ quan tâm khôi phục các giá trị cũ (2).

- 20,8% ý kiến cho rằng sinh viên đang có xu hướng “gạn đục khơi trong” (3).

- 4,8% ý kiến cho rằng sinh viên đang "hoang mang vì chưa có sự lựa chọn các giá trị" (4).

Về phương diện quản lý, các ý kiến tập trung chủ yếu vào các vấn đề nổi cộm, đáng lo ngại cho thế hệ trẻ. Đây là một nhận định thường xuất hiện khi chúng ta khảo sát về thanh niên, sinh viên. Song việc các nhà quản lý đã nhìn nhận đánh giá theo quan điểm phát triển đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu nghiêm túc những ý kiến đánh giá ở trên. Giữa các địa phương, ý kiến đánh giá sinh viên đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc có sự khác nhau. Ví dụ: Xu hướng (1): "Sinh viên đang có xu hướng xa rời cội nguồn" giữa địa phương Bắc Kim, Hà Giang và Lạng Sơn có tỷ lệ ý kiến chênh nhau 3 lần, xu hướng (3): "Sinh viên đang có xu hướng gạn đục khơi trong" giữa các địa phương Hà Giang (0%) với Bắc Kim, Lạng Sơn chênh nhau lớn (46%). Những ý kiến khác nhau trên đây đã chứng tỏ việc đánh giá, bình xét, khái quát chung về thế hệ sinh viên trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một việc thống nhất các ý kiến không rõ ràng, còn nhiều ý kiến tranh luận.

Vn đề 2: "Hiện nay ở một số nơi có xu hướng nệ cổ, tìm hiểu về cái cũ lạc hậu, lấy tiêu

chí thời gian xa xưa để chứng tỏ có ý thức giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc". Các ý

kiến được hỏi đều đồng tình với việc đánh giá là có biểu hiện trên. Một số ý kiến lưu ý: "Việc khôi phục các giá trị truyền thống cần có định hướng, có gạn đục khơi trong, cần có lựa chọn, tránh làm theo phong trào, khoa trương để tránh sa vào mê tín".

Một phần của tài liệu Bản săc văn hoá dân tộc cho sinh viên sư phạm (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)