Tầm quan trọng của vấn đề giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên

Một phần của tài liệu Bản săc văn hoá dân tộc cho sinh viên sư phạm (Trang 36 - 37)

Trong tổng số sinh viên của các trường được điều tra, phần lớn sinh viên cho rằng: "Việc khôi phục, giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc hiện nay có ý nghĩa, vai trò rất quan

trọng đôi với nước ta hiện nay". Chỉ có tỷ lệ không đáng kể sinh viên không trả lời.

Kết quả này cho thấy: nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của vấn đề trên là rất cao, thể hiện đặc trưng nhận thức của giới trí thức tương lai trước những vấn đề trọng đại của đất nước, một vấn đề quan trọng đang được Đảng, Nhà nước quan tâm.

Về vấn đề: "Con đường cơ bản quyết định đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là thông qua giáo dục", các ý kiến tập trung vào những giải pháp sau: thông qua giáo dục nhà trường phát triển các loại hình văn hoá hiện có; đầu tư khôi phục các giá trị văn hoá vật

chất; chọn lọc các giá trị văn hoá nước ngoài Trên thực tế, nhận thức về vai trò các con

đường cơ bản quyết định đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của các sinh viên các trường rất khác nhau, đánh giá thứ bậc các con đường cũng khác nhau đáng kể. Trong công tác giáo dục sinh viên, cả ba con đường đều quan trọng, quyết định đến việc giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, đòi hỏi phải tiến hành các biện pháp đồng thời. Tuy nhiên ở mỗi trường, sự lựa chọn khác nhau cơ bản, cụ thể:

Đối với sinh viên trường đại học sư phạm, họ chọn con đường “Đầu tư khôi phục các giá

trị văn hoá vật chất và tinh thần, đồng thời chọn lọc các giá trị văn hoá nước ngoài”. Đây là

con đường cơ bản cùng với con đường giáo dục, thể hiện cách lựa chọn có nhiều suy nghĩ của sinh viên trước một vấn đề khó. Song đây là con đường phù hợp với định hướng đã được Đảng ta vạch ra: phát triển một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

"Phát triển thông qua con đường giáo dục nhà trường" "Phát triển các loại hình văn hoá

hiện có". Kết quả này phản ánh trình độ nhận thức của sinh viên rất đúng đắn, cố căn cứ khoa

học. Các con đường trên là rất cơ bản, đã khẳng định việc hình thành và phát triển nhân cách phải coi trọng giáo dục nhà trường. Phải xem đây là con đường chủ đạo trong giáo dục.

Như vậy, nhận thức của sinh viên giữa các trường có sự phân hoá rõ rệt. Có thể lý giải các nguyên nhân như sau: Có thể do sinh viên trường đại học sư phạm ở môi trường đô thị thành phố lớn, có sự giao lưu văn hoá rộng hơn nên chọn phương án có nội dung kết hợp phát triển văn hoá truyền thống và giao lưu hội nhập để tiếp thu và chuyển hoá những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá các nước.

Sinh viên các trường cao đẳng sư phạm chọn phương án phát triển các loại hình văn hoá hiện có với cách nghĩ rất thực tế là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc với nhiệm vụ trước mắt là phải giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp đang có nguy cơ bị mai một.

Cũng với cách nhìn nhận đánh giá khác nhau ở trên, việc sinh viên các trường chọn phương án coi trọng con đường giáo dục trong việc giữ gìn phát triển văn hoá đã thể hiện cách nhìn đúng đắn của sinh viên về nhiệm vụ giáo dục quan trọng này.

So sánh các con đường mà sinh viên lựa chọn để phát triển văn hoá dân tộc đã cho thấy: sinh viên các trường đại học sư phạm có tỷ lệ lựa chọn tương đối đồng đều giữa các con đường. Việc sinh viên các trường còn lại tỏ ra thờ ơ với phương án trong đó có nội dung khôn lọc các giá trị văn hoá nước ngoài, đã cho thấy có thể một tỷ lệ đáng kể sinh viên miền núi còn có cảm nhận sự giao lưu, hội nhập, tiếp biến về văn hoá với các nước chỉ có mặt hạn chế, không nhìn thấy mặt tích cực. Do vậy các ý kiến chấp nhận con đường này là thấp.

Một phần của tài liệu Bản săc văn hoá dân tộc cho sinh viên sư phạm (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)