Các lực tượng chính tham gia và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc

Một phần của tài liệu Bản săc văn hoá dân tộc cho sinh viên sư phạm (Trang 37 - 39)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các lực lượng: thanh niên, sinh viên; cán bộ công chức nhà nước; Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ; các cơ quan quản lý văn hoá; các nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động văn hoá... là những lực lượng chính tham gia vào quá trình giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên. Mức độ ảnh hưởng của các lực lượng được xếp thứ bậc sau:

1- Thanh niên, sinh viên 2- Các cơ quan quản lý văn hoá 3- Các cán bộ, công chức nhà nước

4- Các nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động văn hoá 5- Các Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ

Theo thứ bậc trên, quan niệm của sinh viên cho rằng hai lực lượng chính là: chính bản

thân họ và các cơ quan quản lý văn hoá quyết định tới việc giữ gìn, phát triển các giá trị văn

hoá dân tộc. Điều này đã phản ánh một cách nhìn nhận đúng đắn, chủ động, tự tin của tầng lớp trí thức tương lai. Tuy nhiên, ởmỗi trường, tỷ lệ lựa chọn lực lượng còn lại có khác nhau.

Sinh viên trường Đại học sư phạm cho rằng vai trò của các nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động văn hoá là lực lượng quan trọng trong việc truyền bá phát triển văn hoá. Có thể vì nhiều năm qua, các trường có rất nhiều cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa sinh viên với các nhà thơ lớn,

nhà văn lớn, các nhà hoạt động xã hội... do tính chất đặc thù giao lưu này, có thể tạo nên nhận định trên của sinh viên. Có thể ở các trường khác, mức độ giao lưu ít nên số sinh viên đánh giá vai trò của lực lượng này với tỷ lệ thấp. Hoặc do ở từng địa phương, mức độ hoạt động và ảnh hưởng của các lực lượng khác nhau, nên vai trò thể hiện cũng khác nhau. Chẳng hạn ở các tỉnh vùng cao (ví dụ như CĐSP Hà Giang), sinh viên cho rằng Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ có vai trò đáng kể trong việc phát triển các giá trị văn hoá dân tộc.

So sánh giữa trường Đại học sư phạm với các trường còn lại về mức độ tự khẳng định vai trò chủ thể của sinh viên đã có sự chênh lệch nhau đáng kể. Trong khi sinh viên trường Đại học sư phạm khẳng định: thanh niên, sinh viên là lực lượng chủ yếu tham gia vào phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, thì ở các trường còn lại, tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Nhận xét chung của sinh viên về nhiệm vụ giáo dục giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong trường đại học và cao đẳng như sau: nhiệm vụ này trong các trường đã được quan tâm và thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, có nơi được quan tâm song cách làm không có hiệu quả vì thiếu các phương pháp thực hiện.

Nhìn chung, các trường hiện nay đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ thị của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, Trung ương Đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội, do đó công tác giáo dục sinh viên được quan tâm đáng kể. Một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục sinh viên là giáo dục lối sống văn hoá qua các hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, cách thức làm của mỗi trường cũng khác nhau, chất lượng không đều, nhìn chung chưa thực sự đem lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt hiện nay, công tác giáo dục sinh viên nói chung đang gặp phải các khó khăn mà một trong các khó khăn là số lượng sinh viên quá lớn so với khả năng đáp ứng được của các trường.

Kết quả khảo sát đã phản ánh một khía cạnh của thực trạng của công tác giáo dục sinh viên trong các trường là: Nhiệm vụ giáo dục giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong các trường tuy đã được quan tâm, song kết quả thu được chưa nhiều. Đây là một thực tế đáng chú ý ở các trường, mặc dầu các trường đều có kế hoạch (ví dụ như kế hoạch của các mảng công tác học sinh - sinh viên, công tác Đoàn, Hội sinh viên...) và đều có nội dung hoạt động (đặc biệt từ khi có Nghị quyết TW5 khoá VIII), song cách làm còn chiếu lệ, nặng về lý luận, tuyên truyền, hô hào. Hình thức giáo dục chủ yếu là thông qua các môn học lý luận chính trị, sinh hoạt tư tưởng... chưa có các chủ đề ngoại khoá bổ ích để bổ sung, chưa có các chuyên đề sâu hoặc chưa có nhiều tọa đàm sinh động, bổ ích về vấn đề này... Do vậy, có những vấn đề lớn đang đặt ra: Sinh viên chưa nhận thức rõ, cũng như chưa thể hiện trong hành vi lối sổng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình; đồng thời, với trách nhiệm là nhà giáo dục trong tương lai, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên sư phạm phải chuẩn bị những gì. Ở nhiều nơi, nhiệm vụ giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho sinh viên còn nặng về bề nổi, chủ yếu là: hình thức trang phục dân tộc, tập luyện những bài hát, tiết mục "đặc sản" để biểu diễn khi có quay phim, chụp ảnh để có "màu sắc", có "hình ảnh" khác lạ, để nói lên vấn đề bản sắc dân tộc. Có thể những trang phục dân tộc, bài hát tiêu biểu cho một dân tộc là hình thức biểu hiện quan trọng của bản sắc văn hoá, song điều quan trọng và cần thiết hơn là giáo dục lối sống văn hoá, phát triển các giá trị tốt đẹp, các hành vi lối sống lành mạnh của các dân tộc anh em còn lưu giữ để phát triển, phổ biến rộng trong môi trường giáo dục. Có một số trường, với tỷ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số là 30% song khi có đoàn khách quốc tế đến thăm, phải đi thuê quần áo dân tộc cho sinh viên mặc để chụp ảnh. Những biểu

hiện trên là những cách làm chưa có chiều sâu, thiếu hiệu quả, có phần nặng về hình thức sáo rỗng, do vậy có khi gây ra các tác động xấu, phản giáo dục.

Mức độ quan tâm của sinh viên về nhiệm vụ giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc mình nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhìn tổng thể, sinh viên quan tâm đến hoạt động này chiếm tỷ lệ rất cao, song đồng thời họ cũng cho rằng cần phải có các nội dung hoạt động gắn với chuyên môn. Trên thực tế, mức độ quan tâm vấn đề này phụ thuộc vào: Đặc thù môn học của sinh viên (ví dụ khi họ học ở ngành văn hoá, lịch sử, khoa học xã hội và nhân văn... họ sẽ quan tâm nhiều hơn ngành khác).

- Nội dung hấp dẫn hay không (chủ yếu qua các hình thức ngoại khoá, liên hoan văn hoá văn nghệ...)

Phần lớn sinh viên quan tâm đến các hoạt động giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc nói chung, văn hoá dân tộc mình nói riêng là dấu hiệu đáng mừng. Đồng thời với sự quan tâm là nỗi lo lắng, băn khoăn của họ và đây cũng là một vấn đề đặt ra cho chúng ta cùng suy nghĩ.

Một phần của tài liệu Bản săc văn hoá dân tộc cho sinh viên sư phạm (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)