Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số quốc gia

Một phần của tài liệu 127 Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 47 - 54)

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA

3.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số quốc gia

3.2.1 Hàn Quốc

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính - tiền tệ vào năm 1997-1998, Hàn Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Để có thể nhanh chóng phục hồi được nền kinh tế của mình, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động cải cách nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn, công ty của Hàn Quốc. Các biện pháp này có thể chia thành các nhóm sau:

♦ Các biện pháp về cải thiện khả năng tài chính của các công ty:

Sau cuộc khủng hoảng, có rất nhiều công ty của Hàn Quốc, kể cả các tập đoàn lớn lâm vào tình trạng khó khăn về vốn và đứng trên bờ vực của phá sản. Để có thể phục hồi lại các công ty này, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành cắt giảm lãi suất, chuyển nợ thành cổ phiếu để giảm áp lực cho các công ty, trong đó việc cắt giảm lãi suất đã tạo thành nhiều tác đông tích cực.

Chính phủ Hàn Quốc tiến hành việc phân loại các công ty thành ba loại: không có khả năng tồn tại, có khả năng tạm thời và có khả năng tồn tại. Đối với các công ty không có khả năng tồn tại sẽ tiến hàng đưa ra khỏi ngành, tuyên bố phá sản. Đối với hai nhóm còn lại, Chính phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ tài chính thông qua các chủ nợ hoặc thông qua các hợp đồng chuyển nợ thành cổ phần. Chính phủ cũng tiến hành mua cổ phiếu của các công ty cần thiết.

♦ Các biện pháp về cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh:

Chính phủ Hàn Quốc theo đuổi chiến lược tạo ra các tập đoàn doanh ngiệp có tính cạnh tranh quốc tế cao, họ cho rằng trong một thế giới toàn cầu hoá, các tập đoàn phải có quy mô đồ sộ và chuyên môn hoá. Thông qua các biện pháp tài chính như đe doạ cắt tín dụng ưu đãi, đưa ra quy định vốn vay ngân hàng thấp hơn 25% so với vốn cổ phẩn. Chính phủ Hàn Quốc đã buộc các tập đoàn của mình phải chọn ra 3-5 ngành gnề trụ cột chính mà họ có thể cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới, những cơ sở sản xuất không được coi là trụ cột hoặc sẳn xuất các sản phẩm khó tiêu thụ trên thị trường sẽ phải tiến hành hoán đổi hoặc sáp nhập với nhau.

♦ Các biện pháp về tăng cường các nguyên tắc điều tiết và kiểm soát: Trong nhóm các biện pháp này, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng đến việc tách quyền quản lý ra khỏi quyền sở hữu công ty. Thực tế tại Hàn Quốc trong giai đoạn này, một số thành viên trong những gia đình lớn nắm giữ phần lớn số cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn. Do đó, các quyết định quản lý sẽ bị bóp méo, không tuân theo các nguyên tắc thị trường, dẫ đến việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc đưa ra quy định đối với 30 tập đoàn hàng đầu là số cổ phần của cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty trong các công ty mẹ phải giảm xuống còn 25% giá trị tài sản thực tế, đồng thời là những quy định nhằm tăng cường quyền của các cổ đông nắm quyền kiểm soát thiểu số cổ phiếu.

Chính phủ Hàn Quốc tiến hành áp dụng chặt chẽ các tiêu chuẩn toàn cầu., làm tăng tính minh bạch của khu vực công ty thông qua những cải cách nhằm nâng cao chất lượng của hạot động kiểm toán. của các nguyên tắe kế toán và xây dựng các bảng cân đối thanh toán thống nhất dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn toàn cầu. Bên cạnh đó, Hàn Quốc tiến hành cải thiện các tiêu

chuẩn phóng ngừa được áp dụng chủ yếu trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sau khủng hoảng, nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành sửa đổi nhiều quy định trong Luật doanh nghiệp, chủ yếu là những quy định về sáp nhập và mua lại công ty. Mặt khác, chính phủ Hàn Quốc cũng ban hành Luật phá sản nhằm tạo thuận lợi cho những doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì sản xuất.

♦ Các biện pháp về cải thiện trình độ công nghệ:

Chính phủ Hàn Quốc đã bỏ tiền tăng cuờng khả năng cạnh tranh cho 8 ngành công nghiệp then chốt của quốc gia. Đó là các ngành: xe hơi, bán dẫn, chế tạo máy, điện tử, dệt, hoá chất, đóng tàu và ngành thép. Tiền của Chính phủ được đầu tư pháp triển 80 loại công nghệ chiến lược liên quan đến các ngành nói trên, trong đó bốn ngành bao gồm công nghiệp xe hơi, điện tử, bán dẫn và chế tạo máy đang là những ngành xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc.

3.2.2 Đài Loan

Đài Loan là một lãnh thổ rất thành công trong việc xây dựng các ngành công nghệ cao thông qua chiến lược thích nghi, tức là biến chiến lược công nghệ nước ngoài thành chiến lược bản địa. Sử dụng công nghệ của Mỹ và Nhật để học hỏi, Đài loan rât nhanh chóng hấp thu và nội địa hoá các công nghệ này thành công nghệ bản địa. Sự thành công này có được phải nhắc đên sự hỗ trợ tích cực Chính quyền thông qua các chính sách khuyến khích:

♦ Hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động R&D:

Thông qua việc thành lập Công viên khoa học Tân trúc trực thuộc Hội đồng khoa học quốc gia. Chính quyền không những đã khuyến khích các công tu khoa học công nghệ tham gia vào công viên, mà cả các trường đại học, các viện nghiên cứu, thông qua các biện pháp như giảm thuế doanh thu, cung cấp

dịch vụ hành chính, thu hút vốn và nhân lực từ nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp vốn ưu đãi cho hoạt động R&D. Để khuyến khích các công ty trong công viên đầu tư vào R&D, công viên đã thành lập quỹ tặng thưởng với mức cao nhất là 5 triệu đôla Đài loan trong 5 năm.

♦ Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động R&D:

Trước năm 1990, Chính quyền Đài Loan ban hành Luật khuyến khích đầu tư, trong đó khuyến khích tất cả các loại đầu tư cơ bản. Sau năm 1990, khi Luật Nâng cấp các ngành công nghiệp được ban hành, đã nhấn mạnh đến hiệu quả đầu tư, đặc biệt đối với R&D, đào tạo cán bộ. Ngoài việc định hướng vào phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin, Chính quyền Đài Loan còn khuyến khích phát triển các sản phẩm mới có khả năng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu nhằm đối mặt với cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.

♦ Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Để phát triển các ngành công nghệ cao, Chính quyền chủ trương tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nghệ, gia tăng các môn học có liên quan trong chương trình đào tạo.

♦ Chính sách tạo vốn đàu tư mạo hiểm

Đầu tư vào hoạt động R&D là một lĩnh vực có độ rủi ro cao. Chính vì vậy, đẻ có nguồn vốn đầu tư cần thiết cho lĩnh vực này, Chính quyền Đài Loan đã khuyến khích thành lập các công ty đầu tư mạo hiểm. Nguồn vốn được huy động từ các doanh nghiệp địa phương và các cá nhân. Đến năm 2001, Đài Loan đã có 199 công ty hoạt động với tổng số vốn đầu tư 134,1 tỷ đola Đài lOan, đứng thứ 2 trên thị trường toàn cầu trong lĩnh vực này.

3.2.3 Trung Quốc

Khi chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường, Chính phủ Trung Quốc quan tâm đến việc cải tổ khu việc cải tổ khu vực doanh nghiệp nhằm duy trì vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước và tạo điều kiện phát triển khu

vực doanh nghiệp tư nhân. Quá trình cải cách này ở Trung Quốc được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn một (1979-1984): Chính phủ Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp tự quyết định và hưởng một phần thu nhập mới tạo ra, nhằm khuyến khích sức sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Các biện pháp chính được áp dụng trong giai đoạn này là tăng lương, thưởng, trích lợi nhuận, phân quyền cho địa phương trong việc quản lý và phân bổ các nguồn lực

Giai đoạn hai (1984-1990): giai đoạn này, Trung Quốc tập trung vào việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính, phân quyền quản lý cho các doanh nghiệp và cải cách thuế. Các biện pháp chính đuợc áp dụng là việc giảm bớt các kế hoạch mệnh lệnh, tăng thêm quyền hạn cho doanh nghiệp như quyền bán sản phẩm, quyền được định giá, quyền được lựa chọn các nguồn cung đầu vào, quyền sử dụng ngân quỹ, phân phối lương thưởng. Đặc biệt trong giai đoạn này tiến hành chuyển lợi nhuận thành thuế, theo đó một phần lợi nhuận thu được được phép phân chia trong phạm vi doanh nghiệp.

Giai đoạn ba (1990-hiện nay): Trung Quốc tiến hành cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước thông qua thương mại hoá, Luật công ty được ban hành vào năm 1993 là cơ sở pháp lý để thực hiện việc chuyển đổi này, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được quyền sở hữu và kinh doanh. Nhà nước chỉ sở hữu phần vốn mình đóng góp và có đại diện tương ứng trong hội đồng quản trị. Theo Luật công ty, các doanh nghiệp có quyền sáp nhập, liên hợp, bán và cho thuê, hợp tác cổ phần và phá sản.

Khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, đó là:

– Khuyến khích các hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp duới các hình thức khác nhau và các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất-kinh doanh trong đó có việc thành lập các hiệp hội, ngành nghề.

– Phát triển hoạt động đào tạo và bồi duỡng kiến thức, tay nghề cho lực lượng lao động, coi tri thức là công cụ để cạnh tranh.

– Tiến hành hiện đại hoá phương thức quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, các quy luật quốc tế và các cơ chế mà quốc tế công nhận.

– Coi cổ phần hoá là hình thức chủ yếu để cải cách vấn đề sở hữu doanh nghiệp, vì theo đó, sở hữu tài sản rỗ ràng, quyền lợi và trách nhiệm phân minh, quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp được tách riêng biệt.

– Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.2.4 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Thông qua kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam như:

• Vai trò của chính phủ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là rất quan trọng, tuy nhiên, chính phủ không nên có những sự can thiệp quá sâu. Chính phủ chỉ nên tác động thông qua hệ thống chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính phủ cần đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính, đang là rào cản hoạt động của các doanh nghiệp. Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam tuy đã tiến hành cải cách nhưng vẫn chưa thực sự triệt để, nhiều quá trình cải cách chỉ là bình mới rượu cũ như quy chế một cửa trong xin giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.

• Trong thời gian vừa qua, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp FDI của Việt Nam phát triển rất mạnh, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kéo theo đó là những công nghệ được chuyển đến Việt Nam. Việt Nam phải cố gắng nội địa hoá được những công nghệ này để có thể có được những sản phẩm của riêng mình. Để làm được điều này, Chính phủ Việt Nam phải có đầu tư thích đáng cho hoạt động R&D và hoạt động phát triển nguồn nhân lực sử dụng công nghệ cao. Kinh nghiệm phát triển các ngành công nghệ cao của Đài Loan là một bài học quý giá cho Việt Nam.

• Chính phủ cần khuyến khích, giúp đỡ phát triển các hiệp hội, liên kết của các tổ chức hơn nữa. Hiện nay, các hiệp hội ngành nghề hoạt động còn nhiều khó khăn do sự thiếu thốn về kinh phí, kinh nghiệm, thiếu luật và cơ chế hoạt động cụ thể. Điều này khiến cho hoạt động của các hiệp hội tại Việt Nam hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Về lâu dài, Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ phù hợp cho các hiệp hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty trong nước có thể dễ dàng liên kết với nhau nhằm gia tăng sức cạnh tranh trước sức ép ngày càng gia tăng từ các doanh nghiệp nước ngoài.

• Có thể thấy rằng Việt Nam hiện vẫn đang còn sử dụng nhiều tiêu chuẩn của riêng mình trong nhiều lính vực, điều này đã gây trở ngại đển hoạt động sản xuất của các công ty, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Có thể thấy rõ điều này qua quy định về chiều cao của container là vấn đề được tranh cải cách đây vài năm. Việc áp dụng tiêu chuẩn riêng như vậy vô hình chung sẽ gây thiệt hại cho chính chúng ta và gây khó khăn trong quá trình hội nhập với quốc tế. Chính vì vậy cần phải áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn của quốc tế trong sản xuất, kinh doanh để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

• Qua thành công của các quốc gia nêu trên, có thể thấy đuợc vai trò quan trọng của đội ngũ quản lý, bao gồm cả đội ngũ quản lý thực hiện chính

sách của nhà nước và đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp, tâp đoàn. Quá trình thực hiện các chính sách của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể thực hiện suôn sẽ nếu không có một đội ngũ lãnh đạo tốt. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý này cũng là nhân tố quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ cần có chủ trương khuyến khích trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo quản lý. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý.

Một phần của tài liệu 127 Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w