Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty SONA

Một phần của tài liệu 127 Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 39 - 45)

Chương 2: Thực trạng kinh doanh tại Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA.

2.3Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty SONA

2.3.1 Đánh giá các đối thủ cạnh tranh ♦ Công ty Intimex Hồ Chí Minh

Lĩnh vực hoạt động: Công ty Intimex Hồ Chí Minh hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh thương mại tại thị trường nội địa. Trong quá trình phát triển của công ty, lĩnh vực xuất khẩu luôn là hoạt động kinh doanh trọng tâm.

• Xuất khẩu: công ty xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, sắn lát và một số mặt hàng nông sản khác.

• Nhập khẩu: Intimex chủ yếu nhập khẩu các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất,xây dựng, điện tử - gia dụng, các loại máy móc, hàng thực phẩm và tiêu dùng. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

• Kinh doanh nội địa: công ty Intimex Hồ Chí Minh còn đẩy mạnh kinh doanh nội địa bằng việc thiết lập các mạng lưới bán buôn, bán lẻ, hệ thống siêu thị …

Đánh giá: Công ty Intimex Hồ Chí Minh là một công ty lớn, nằm trong số 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam với mức độ tăng trưởng kim ngạch và doanh thu bình quân từ 20 – 50%/ năm. Đặc biệt, công ty là một trong những công ty hàng đầu vế xuất khẩu cà phê và hồ tiêu với kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân đạt 302 triệu USD, doanh thu hàng năm đạt hơn 7,200 tỷ đồng.

♦ Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam ( tên giao dịch là GENERALEXIM)

Lĩnh vực hoạt động: Generalexim hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng năm.

• Xuất khẩu: chủ yếu là các sản phẩm nông sản như: cà phê, hạt tiêu, gạo, lạc nhân, hành đỏ, hạt điều, chè, hoa hồi, quế, sắn lát,các loại đậu...; các sản phẩm gỗ; hàng may mặc; hàng công nghiệp nhẹ; khoáng sản; hàng thủ công mỹ nghệ...

• Nhập khẩu: các thiết bị công nghiệp (máy cán thép, băng tải...), máy móc, phân bón, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất và xây dựng (sắt, thép, nhôm, đồng, bột thức ăn gia súc, gia cầm, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y...), các loại hoá chất (theo quy định nhà nước cho phép), hàng tiêu dùng.

• Sản xuất: công ty có xí nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Hải Phòng.

• Dịch vụ: làm đại lý mua và bán hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước; cho thuê văn phòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh; XNK uỷ thác, các dịch vụ về thương mại, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất...

Đánh giá: Generalexim là một công ty lớn kinh doanh đa ngành nghề.

Đây là một ưu điểm khi công ty có thể lưu chuyển vốn linh hoạt qua các hoạt động kinh doanh khác nhau khi có biến động của thị trường. Khi có một hoạt động lâm vào bế tắc, công ty có thể chuyển hướng sang hoạt động khác để có thể duy trì sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, tiến hành kinh doanh đa nghành nghề cũng kéo theo những bất lợi. Quy mô kinh doanh phát triển nhanh sẽ gặp khó khăn khi khả năng quản lý của công ty không theo kịp. Mặt khác, việc mở thêm các hoạt động kinh doanh mới sẽ đòi hỏi có nhiều vốn và có nhiều rủi ro hơn các hoạt động đã tiến hành; điều này còn có thể dẫn đến mất dần sự chuyên môn hoá và làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các hoạt động chính của công ty.

♦ Các chỉ tiêu định lượng

Tiến hành phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty SONA và một số công ty cạnh tranh, ta có bảng so sánh sau:

Bảng 2.6 So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh

SONA Generalexim Intimex Hồ Chí Minh

Vốn kinh doanh 176,320,822,261 445,158,221,736 694,781,015,770 Tổng doanh thu 555,697,758,424 1,085,726,413,837 5,202,517,735,571 Lợi nhuận trước thuế 6,828,945,816 40,410,641,269 21,823,193,091 Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)

TSLN trước thuế/vốn kinh doanh

3,873% 9.078% 3.141%

TSLN trước thuế/doanh thu 1,229% 3.721% 0.419%

Nguồn: tổng hợp số liệu tài chính ba công ty Đơn vị: VNĐ

Thông qua bảng so sánh, có thể nhận thấy Công ty SONA có tổng nguồn vốn kinh doanh thấp, là công ty có quy mô nhỏ so với 2 công ty còn lại. Số liệu về doanh thu được thể hiện cho thấy doanh thu của công ty Intimex Hồ Chí Minh đạt mức cao nhất, gấp 5 lần so với công ty Generalexim và gần gấp 10 lần so với mức doanh thu của Công ty SONA. Tuy nhiên, mức doanh thu chỉ có thể nói lên quy mô kinh doanh của các công ty mà không thể phán ánh được sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu để đánh giá năng lực kinh doanh, năng lực sử dụng các nguồn lực hay chính là thể hiện năng lực cạnh tranh của các công ty chính là tỷ súât lợi nhuận. Công ty nào có mức tỷ suất lợi nhuận càng cao đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường càng lớn và ngược lại.

Qua kết quả của bảng so sánh, ta thấy hai tiêu chí tỷ suất lợi nhuận của Công ty SONA đều ở mức giữa. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Công ty SONA gấp 3 lần Công ty Intemex Hồ Chí Minh và tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh gấp 1,23 lần. Điều này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn của Công ty SONA cao hơn, và hiệu quả kinh doanh tốt hơn do tỷ

lệ lợi nhuận tạo nên từ doanh thu ở mức cao. Qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của Công ty SONA trong ba công ty được so sánh nằm ở mức trung bình.

♦ Các chỉ tiêu định tính − Cơ cấu sản phẩm

Có thể thấy rằng các sản phẩm xuất khẩu của Công ty SONA phần lớn là các sản phẩm nông nghiệp, đây là các sản phẩm có giá trị xuất khẩu không cao, thường hay gặp sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khác trong khu vực.

− Chất lượng hàng hoá

Do nguồn cung cấp hàng hoá cho hoạt động xuất khẩu của Công ty SONA là thị trường trong nước, do đó chất lượng của hàng hoá không tốt làm giảm sức cạnh tranh.

− Khả năng thích ứng và đổi mới

SONA là một công ty nhà nước, chính vì vậy Công ty không thể có được sự thay đổi linh hoạt, những cải tiến nhanh chóng như các công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn.

− Uy tín của Công ty

Là một công ty hoạt động khá lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, Công ty SONA đã tạo dựng được tên tuổi và uy tín đối với đông đảo khách hàng trong và ngoài nước thông qua việc thực hiện tốt các hợp đồng được ký kết đã không ngừng tự hoàn thiện.

2.3.3 Đánh giá

2.3.3.1 Những thành tựu

Trong giai đoạn vừa qua, Công ty đã kinh doanh xuất khẩu hàng hoá có hiệu quả khi đạt mức lợi nhuận dương và tăng theo từng năm. Điều này thể hiện sức cạnh tranh của Công ty ở mức khá cao.

Quá trình hoạt động, Công ty SONA đã luôn thực hiện tốt các hợp đồng được ký kết, không xảy ra trường hợp khiếu nại. Điều này đã làm cho uy tín của Công ty với các khách hàng và bạn hàng ngày càng tăng cao.

Hoạt động nghiên cứu thị trường ngày càng được quan tâm hơn, trong thời gian qua công ty đã không ngừng có gắng phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.

Năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được nâng cao khi Công ty luôn cố gắng thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm, hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, Công ty đã mở thêm một số mặt hàng xuất khẩu mới như: mật ong, đá xẻ, chè xanh.

2.3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Những tồn tại:

Nguồn hàng của Công ty là thị trường trong nước, là các sản phẩm của nông sản Việt Nam. Công ty không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất. Chính vì vậy không thể tác động tới chất lượng của sản phẩm mà phụ thuộc vào nhà cung cấp. Do các hàng nông sản của Việt Nam có chất lượng thường không ổn định, số lượng thay đổi theo vụ mùa và thời tiết nên sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Công tác phát triển thị trường mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên hoạt động này chưa đi vào chuyên nghiệp. Công ty chưa có những chiến lược phát triển thị trường cụ thể.

Năng lực cạnh tranh của Công ty SONA chỉ ở mức trung bình, điều này được thể hiện rõ qua sự chênh lệnh giữa các tỷ suất lợi nhuận của Công ty so với Công ty Generalexim. Khả năng tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn thấp. Do đó, trong thời gian tới Công ty cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.

Nguyên nhân:

− Nguyên nhân khách quan:

• Việt Nam là nước còn mang nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Chính vì vậy, quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông sản xuất khẩu nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Việc không có quy hoặch phát triển sản xuất theo vùng, quá trình sản xuất tự phát và sử dụng các công nghệ kỹ thuật lạc hậu là nguyên nhân của sự không ổn định về chất lượng và sự yếu kém về chất lượng sản phẩm. Do đó, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam nói chung và những công ty xuất khẩu nông sản nói riêng như SONA. Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu khác của Công ty cũng là hàng hoá sản xuất tại thị trường nội địa của Việt Nam, có chất lượng không cao bằng sản phẩm của các quốc gia áp dụng công nghệ tốt hơn.

• Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều bất cập. Hệ thống kết cấu hạ tầng như đường giao thông, bến bãi, kho hàng của Việt Nam còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xuất khẩu. Bên cạnh đó, các chi phí cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bị tăng cao do thiếu các cảng biển nước sâu khiến hàng hoá phải chở sang các cảng trung chuyển như Singapore hay Hồng Kông để chuyển tàu. Tình trạng tiêu cực và bảo kê tại các cảng xuất khẩu hàng làm cho chi phí của các công ty xuất khẩu tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

− Nguyên nhân chủ quan

• Công ty SONA chưa tiến hành cổ phần hoá, vẫn là một công ty đơn thuần trực thuộc nhà nước, chính vì vậy khó có thể phát huy được hết nguồn lực của mình. Đội ngũ nhân viên còn thiếu những nhân viên chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, do là một công ty nhà nước nên sự cạnh tranh trong công việc không cao, tạo nên sức ỳ trong sự phát triển của công ty.

• Công ty chưa có phòng nghiên cứu và phát triển thị trường riêng biệt. Do đó hoạt động này còn có những hạn chế nhất định.

• Nguồn vốn kinh doanh của Công ty chưa lớn để mở rộng thêm quy mô kinh doanh, phát triển thêm nhiều nguồn hàng mới.

• Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hàng nông sản hoặc đã nguyên liệu. Đây là các mặt hàng có giá trị thấp, khả năng tạo lợi nhuận

Một phần của tài liệu 127 Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA (Trang 39 - 45)