Trả công theo sản phẩm

Một phần của tài liệu 85 Nâng cao công tác quản lí nguồn nhân lực tại Công ty than Bắc Lạng (Trang 26 - 30)

V. Phát triển nguồn nhân lực

6.3.2. Trả công theo sản phẩm

Hiện nay hầu hết các tổ chức đều muốn trả công theo sản phẩm do những ưu điểm rõ rệt của nó so với trả công theo thời gian.

Các ưu điểm của hình thức này bao gồm: Kích thích nâng cao năng suất lao động.

Khuyến khích nâng cao kĩ năng, trình độ và phát huy sáng tạo.

Quán triệt nguyên tắc trả công theo số lượng và chất lương lao động. Trả công theo sản phẩm có thể bao gồm những hình thức sau:

- Trả công trực tiếp cá nhân:

Áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất, hoạt động của họ mang tính chất độc lập tương đối, sản phẩm có thể nghiệm thu và kiểm tra riêng biệt.Tiền công của người lao động bằng đơn giá nhân số lượng sản phẩm sản xuất. Hình thức trả công này kích thích người lao động cố gắng nâng cao trình độ lành nghề và năng suất lao động tuy nhiên lại không khuyến khích người lao đông quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như không chú ý đến công việc tập thể.

- Trả công tính theo sản phẩm tập thể:

Hình thức trả công này áp dụng với công việc cần một tập thể người lao động ví dụ như sản xuất theo dây chuyền hay lắp ráp thiết bị. Tiền công của cả tập thể cũng được tính bằng đơn giá bình quân nhân số lượng sản phẩm sản xuất của tập thể. Sau khi xác định tiền công của cả tập thể người ta có thể dùng hệ số điều chỉnh hoặc hệ số giờ để tính tiền công cho mỗi cá nhân trông tập thể. Hình thức trả công này khuyến khích nâng cao trách nhiệm đối với công việc tập thể nhưng người lao động ít được kích thích để nâng cao nâng suất lao động do sản lượng sản xuất của mỗi người lao động không trực tiếp quyết định tiền công của họ.

- Trả công theo sản phẩm gián tiếp:

Hình thức này được áp dụng để trả công cho những lao động phụ mà công việc của họ nhằm bổ xung cho kết quả lao động của những người lao động chính hưởng lương theo sản phẩm. Thu nhập tiền công của người lao

động phụ tùy thuộc vào kết quả sản xuất của người lao động chính bằng cách lấy số % hoàn thành mức sản lượng của người lao động chính nhân với mức lương theo cấp bậc của người lao động phụ. Hình thức trả công này khuyến khích những lao động phụ phục vụ tốt hơn cho lao động chính.

- Trả công khoán:

Hình thức trả công khoán áp dụng đối với những công việc nếu giao tưng chi tiết, từng bộ phận sẽ không hiệu quả mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho người lao động hoàn thành trong một thời gian nhất định. Hình thức này khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng thông qua hợp động khoán chặt chẽ.

- Trả công theo sản phẩm có thưởng:

Đây là cách trả công kết hợp một trong các hình thức nói trên với các hình thức tiền thưởng. Tiền thưởng sẽ được căn cứ vào trình độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.

- Trả công theo sản phẩm lũy tiến:

Hình thức trả công này áp dụng với những bộ phận “yếu” trong sản xuất cần phải thúc đẩy để kích thích sản xuất của cả hệ thống. Đơn giá sử dụng là cố định (dùng trả cho những sản phẩm thực tể đã hoàn thành) và đơn giá lũy tiến(dùng cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm). Nguồn tiền để trả thêm đối với đơn giá lũy tiến là tiền tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định.

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY THAN BẮC LẠNG.

I.Giới thiệu chung về công ty than Bắc Lạng.

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Bắc Lạng

Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc thành lập vào ngày 09 tháng 12 năm 1974 khi đó công ty được gọi là công ty quản lý và phân phối than Miền Bắc thuộc bộ Điện và Than.

Khi mới thành lập công ty chỉ mang nhiệm vụ phân phối than cho nhu cầu của xã hội. Qui mô phân phối Than nhỏ hẹp, cán bộ công nhân viên chỉ làm đúng nhiệm vụ được giao, không có tính linh hoạt trong khi làm việc.

Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì nhu cầu tiêu dùng than ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường đã mở ra một hướng mới cho ngành Than, nên ngày 24 tháng 12 năm 1990. Bộ năng lượng đã quyết định thành lập lại công ty kinh doanh và chế biến than Việt Nam.

Đến năm 2003 công ty kinh doanh than Bắc Lạng được tách ra khỏi công ty kinh doanh than Miền Bắc với tên gọi là công ty chế biến và kinh doanh than Bắc Lạng. Đăng ký kinh doanh ngày 29 tháng 10 năm 2003. công ty trở thành đơn vị hạch toán phục thuộc trực thuộc công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.

Căn cứ vào nghị quyết số 02/ HĐQT ngày 14 tháng 2 năm 2006 quyết định đổi tên công ty chế biến và kinh doanh than Bắc Lạng thành công ty kinh doanh than Bắc Lạng – đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.

• Tên công ty và trụ sở công ty. Tên công ty:

Tên tiếng Việt: CÔNG TY KINH DOANH THAN BẮC LẠNG Tên tiếng Anh: BAC LANG COAL TRADE COMPANY.

Trụ sở Công ty: khu 1, Phường Thị Cầu, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.

Điện thoai: 0241.824640 – 0241.251016. Fax: 0241.820473

Vốn kinh doanh của Công ty kinh doanh than Bắc Lạng được Giám đốc công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc ủy quyền quản lý sử dụng : 1.620.445.194 đồng.

Một phần của tài liệu 85 Nâng cao công tác quản lí nguồn nhân lực tại Công ty than Bắc Lạng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w