2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứ u
2.2 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008
Hình 2.2: Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008
Trong quí I, VN-Index có 9 phiên giảm điểm liên tục từ ngày 14/3/2008 đến ngày 26/3/2008 cùng với khối lượng giao dịch cũng giảm làm cho VN index mất 26,1% điểm so với ngày 14/3/2008. Trong khi trong quí I, VN-Index mất 43,9%
điểm so với đầu năm (921,07 từ ngày 2/1/2008). Đáy của quí I là 496,64 điểm vào ngày 25/3/2008.Trong quí 2 cả khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều giảm và là quý có tính thanh khoản kém nhất trong năm (bình quân mỗi phiên giao dịch với khối lượng 5.942.920 cổ phiếu). Cũng trong quý này VN-Index có 25 phiên giảm điểm liên tục từ 5/5/2008 đến 11/6/2008 với 28,9% điểm bị mất so với 5/5/2008 trong khi cuối quý giảm 23,5% so với đầu quý. Đáy của quý 2 là 366,02
điểm vào ngày 20/6/2008. Quý 3, VN-Index có tính thanh khoản cao nhất trong năm với khối lượng giao dịch bình quân là 17.486.971 cổ phiếu. Trong quý 3, VN- Index thiết lập đỉnh trong 10 phiên tăng điểm liên tục với mức gía đóng cửa là 561,85 vào ngày 27/8/2008. Đáy của VN-Index trong quý 3 với mức giá đóng cửa là 409,61 điểm vào ngày 1/7/2008. Trong 10 phiên tăng điểm liên tục đã giúp VN- Index tăng 18,08% so với ngày 5/8/2008. Quý 4, VN-Index với xu hướng tiếp tục giảm điểm với đáy là 286.85 vào ngày 10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm 2008. Đáy của quý này giảm 29,97% so với đáy của quý 3 và giảm 21,63% so với
đáy của quý 2. VN-Index đóng cửa vào ngày 31/12/2008 là 315,62 điểm giảm 73,04% so với đỉnh của VN-Index (giá đóng cửa ngày 12/3/2007 với 1170,67 điểm và giảm 65,73% so với ngày đầu năm 2008.
Theo HSBC cho rằng, năm 2008 thị trường Việt Nam “tệ” nhất Châu Á.Thị
trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng trở nên nhỏ bé và không còn được giới đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều như trước đây. Năm 2008, tính theo USD, VN-Index sụt mất 69%, mức giảm tồi tệ nhất trong số các thị trường chứng khoán ở
châu Á. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á, trừ Nhật Bản, chỉ giảm có 53% trong năm qua. Trong 6 tuần cuối năm, các thị trường thuộc chỉ số MSCI châu Á - trừ Nhật - phục hồi 23%, trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm 6%.
Các chuyên gia thực hiện báo cáo nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra khỏi tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư tổ chức của nước ngoài. Hiện không có một doanh nghiệp nào niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị
vốn hóa trên 1 tỷ USD mà các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể mua thêm cổ phiếu.
Vậy liệu trong năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vực dậy
được không? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết.
Phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 đã diễn ra trong sự ngập ngừng và giá trị khớp lệnh thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 7/2008 đến nay.