Xuất hoàn thiện

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI (Trang 53 - 62)

Bảo hiểm tiền gửi là một định chế tài chính đặc thù trong hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay, một biện pháp phòng ngừa rủi ro được nhiều quốc gia thực hiện nhằm bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có khả năng chi trả. Trên thế giới, hầu hết các hệ thống bảo hiểm tiền gửi đều do chính phủ thành lập hoặc là một bộ phận của Ngân hàng Trung ương, do đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là định chế an toàn, có thể tạo lập và duy trì được lòng tin của người gửi tiền ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất. Việc hình thành và áp dụng vào thực tế định chế này không những góp phần tích cực trong việc nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính quốc gia, mà còn là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống ngân hàng. Trong quá tình áp dụng chế định này thì đã có một số vướng mắc xuất hiện, qua đó người viết đưa lên một số ý kiến sau:

Thứ nhất, để hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc

tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền lợi người gửi tiền và sự cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức tín dụng thì cần có một phương pháp tính phí phù hợp, không cào bằng đánh đồng một mức phí chung cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thực tế cho thấy, phí bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở rủi ro là một loại phí tiên tiến, theo đó, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí theo mức tương ứng với mực độ rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức đó. Theo Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cho biết thế giới đã có hơn 60 quốc gia đang áp dụng phí bảo hiểm tiền gửi dựa trên mức độ rủi ro của ngân hàng và con số này vẫn đang tăng lên. Như vậy, việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro có tác dụng đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động, khuyến khích các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nâng cao chất lượng hoạt động, quan tâm việc giảm thiểu rủi ro để giảm phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp. Áp dụng mức phí theo mức độ rủi ro là một chủ trương phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí theo mức tương ứng với mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức đó. Đây cũng chính là mục tiêu của bảo hiểm tiền gửi: giảm thiểu rủi ro của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chính là giảm thiểu chi phí chi trả tiền gửi được bảo

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất

hiểm, ngăn chặn các rủi ro đạo đức, đảm bảo nguyên tắc thị trường và cái được lớn nhất là tính an toàn của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Đồng thời, việc triển khai hệ thống phí này còn giúp tổ chức bảo hiểm tiền gửi nâng cao hiệu quả hoạt động một cách đồng bộ theo mô hình giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, cho người gửi tiền và cho chính quỹ nghiệp vụ bảo hiểm.

Một trong những thách thức của việc xây dựng hệ thống thu phí phân biệt mức độ rủi ro là tìm được phương pháp phù hợp để phân biệt mức độ rủi ro của các ngân hàng. Hiện có một số phương pháp tích cực và nhìn chung chúng bao gồm các hệ phương pháp chủ yếu tập trung vào mục tiêu và các yếu tố định lượng hoặc các phương pháp luận chủ yếu dựa trên các thông tin định tính hoặc mang tính chất chủ quan hơn. Mặc dù có những phương pháp khác nhau để phân biệt rủi ro, các phương pháp lựa chọn phải đảm bảo hiệu quả để:

- Phân loại ngân hàng theo những hạng mục rủi ro; - Sử dụng các thông tin thích hợp;

- Được hệ thống ngân hàng và các cơ quan giám sát chấp nhận.

Do vậy trước khi thành lập một hệ thống thu phí phân biệt, việc quan trọng là phải đánh giá lại tình hình nền kinh tế, cấu trúc của hệ thống ngân hàng, thái độ và kỳ vọng của công chúng, sức mạnh của công tác giám sát và quản lý an toàn, khung pháp lý và mức độ lành mạnh của cơ chế tiết lộ thông tin và cơ chế kế toán.

Thêm vào đó khi áp dụng mức phí trên cơ sở rủi ro dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và có sử dụng, tham khảo việc đánh giá, xếp loại của các cơ quan giám sát khác sẽ đảm bảo sự công bằng và tạo động lực cạnh tranh, tích cực giữa tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi , và từng bước đảm bảo hình thành quỹ mục tiêu để hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, để việc áp dụng được biện pháp này thì các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cần kê khai, báo cáo, hạch toán đúng, đối tượng tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi của tổ chức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, để có cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi chính xác. Việc triển khai hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro là một nghiệp vụ phức tạp và không đơn giản ngay cả đối với những quốc gia phát triển ở trình độ cao. Rất khó tìm ra các phương pháp phù hợp có thể chấp nhận được để phân biệt rủi ro, thu thập được các thông tin kịp thời nhất quán, đáng tin cậy và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng là minh bạch rõ ràng. Hơn nữa cần phải có các nguồn lực để quản lý hệ thống thu phí phân biệt một cách phù hợp và hiệu quả.

Với đề án phí trên cơ sở rủi ro thực sự sẽ giảm thiểu rủi ro cho chính doanh nghiệp và người gửi tiền. Các tổ chức tín dụng sẽ luôn phải cố gắng trong hoạt động

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất

kinh doanh để giảm phí và điều đó góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp. Và cái được lớn nhất là tính an toàn của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Đây là một vấn đề mới, còn nhiều quan điểm khác nhau vì vậy cần phải tìm được tiếng nói chung để bảo đảm lợi ích của các ngân hàng thương mại và sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập. Và là một bước tiến cần thiết để khẳng định sự phát triển của hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là phải đưa ra được phương pháp tính phí mang tính thuyết phục cao, đảm bảo các điều kiện tạo ra sự công bằng giữa các tổ chức tín dụng, theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Vấn đề này đã được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nghiên cứu và xây dựng xong đề án thu phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro trình Chính phủ. Hy vọng với những tính năng vượt trội của một mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đảm bảo tính ổn định và an toàn hệ thống, đề án thu phí trên cơ sở rủi ro sẽ được phê duyệt trong thời gian sớm nhất.

Thứ hai, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là mục tiêu quan trọng của bảo

hiểm tiền gửi cho nên chúng ta cần có một hành lang pháp lý rộng hơn, phù hợp với sự thay đổi nền kinh tế. Bảo hiểm tiền gửi hoạt động cũng theo một số nguyên tắc của bảo hiểm nhưng điểm khác biệt lớn ở đây người gửi tiền là người được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách trên nhưng người gửi tiền không phải đóng phí bảo hiểm. Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm tiền gửi thuộc về các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Với những chính sách hiện nay thì quyền lợi của người gửi tiền chưa được đảm bảo thỏa đáng. Một hệ thống bảo hiểm tiền gửi được thiết kế cẩn trọng sẽ góp phần xây dựng lòng tin của công chúng trong hệ thống tài chính và nhờ vậy có thể hạn chế ảnh hưởng xấu gây ra bởi những ngân hàng gặp khó khăn. Theo TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ Pháp luật – Văn Phòng Chính phủ trên thế giới hiện nay có 3 mô hình hoạt động đối với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đó là:

- Mô hình chuyên chi trả. Theo mô hình này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi được thành lập chỉ nhằm thực hiện một nhiệm vụ duy nhất đó là chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản. Mô hình này thường tồn tại ở các nước đang phát triển và tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.

- Mô hình chi trả với quyền hạn được mở rộng. Theo đó, bảo hiểm tiền gửi còn được trao thêm một số quyền hạn mở rộng, như: hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn trong thanh toán; theo dõi và khuyến nghị sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tham gia

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất

xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản… Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay về cơ bản được tổ chức và hoạt động theo mô hình này.

- Mô hình giảm thiểu rủi ro. Đây là một mô hình tiên tiến và cũng khá phổ biến trên thế giới. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo mô hình giảm thiểu rủi ro còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nước và ngân hàng trung ương vào hoạt động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính khác, góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thường của hệ thống tài chính – tiền tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức tín nhiệm của tổ chức tài chính; tiếp nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản; được trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư nhằm bảo toàn phát triển vốn ban đầu cũng như tăng cường sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách của Chính phủ. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam tới đây cần nghiên cứu, học tập mô hình này.

Mỗi mô hình điều có những ưu điểm của nó, nhưng xét về tình hình kinh tế nước ta hiện nay Chính phủ nên nghĩ đến mô hình giảm thiểu rủi ro. Những lợi ích mà nó mang lại thì phù hợp với nền kinh tế thị trường, khi mà nước ta đang hội nhập vào WTO cho nên những rủi ro về tài chính là không tránh khỏi, với mô hình giảm thiểu rủi ro thì phần nào tạo được cơ sở ổn định cho hệ thống tài chính quốc gia, bởi vì tổ chức bảo hiểm tiền gửi không phải một mình thực hiện trách nhiệm trên mà còn các cơ quan khác cũng cùng chung tay với tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng một nền tài chính ổn định, thịnh vượng và phát triển dài lâu.

Chúng ta cần sửa đổi chính sách bảo vệ người gửi tiền cho phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay cũng như thông lệ quốc tế. Sự điều chỉnh này cần làm càng sớm càng tốt vì ở các nước chính sách bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh ngay trong và sau khủng hoảng tài chính. Sự phản ứng chính sách đó là cần thiết, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn khách quan.

Bên cạnh đó, chúng ta nên xem xét việc nâng cao hạn mức chi trả cao hơn 50 triệu đồng. Theo nghiên cứu của TS. Phùng Văn Hùng – Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học và TS. Bùi Khắc Sơn – Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt nam thì hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm cần tăng lên khoảng 5 đến 6 lần. Dựa theo tính toán thông lệ quốc tế hạn mức chi trả tối đa của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là:

Công thức tính hạn mức chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm tại Việt Nam20

:

GDP x 5,5 lần

20

Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu về “Vai trò của Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ ngƣời gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội” của TS. Phùng Văn Hùng – Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học và TS. Bùi Khắc Sơn – Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt na, trang 98.

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, GDP của Việt Nam là: 1.200 USD/người21

Vì vậy theo công thức thì ta được: 1.200 USD x 5,5 = 6600 USD (tương đương khoảng 137 triệu đồng). Vậy với hạn mức như trên thì chúng ta cần nên suy nghĩ là nâng hạn mức chi trả từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng, để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền trong giai đoạn hội nhập kinh tế ngày nay.

Theo quy đinh hiện tại của pháp luật hiện hành thì chỉ bảo hiểm cho các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Trong khi vấn đề có liên quan đặc biệt khác là tiền gửi ngoại tệ mà các tổ chức nhận tiền gửi có thể nhận. Như vậy, sẽ đặt ra vấn đề là tiền gửi ngoại tệ có nên là một đối tượng mới của chính sách bảo hiểm tiền gửi. Bất cứ trong trường hợp nào thì quan hệ bảo hiểm với tiền gửi ngoại tệ cũng tạo ra xu hướng ứng xử có tính vĩ mô, bởi trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế WTO, việc đồng ngoại tệ được lưu thông là một điều hiển nhiên.

Thứ ba, theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, thì Ngân hàng Nhà nước

chịu trách nhiệm quản lý bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, do sự khác biệt về tính chất của hoạt động thanh tra giám sát của bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng Nhà nước, thì Chính phủ cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ thanh tra này sẽ thuộc quyền hạn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Vì, nếu trao cho thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện có thể tăng thêm gánh nặng cho thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, nếu đặt ở tổ chức bảo hiểm tiền gửi thì việc giám sát này sẽ thuận lợi hơn, phù hợp với nục đích của hoạt động của bảo hiểm tiền gửi vừa bảo vệ người gửi tiền, vừa bảo vệ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nên chăng, thanh tra Ngân hàng Nhà nước có thể thanh tra hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, điều này thì thuận lợi và trong phạm vi của thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tao một cơ chế phối hợp, phương thức trao đổi thông tin hai chiều trong một số trường hợp nhất định giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và Thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Đó là một điều cần thiết, nhất là trong trường hợp phối hợp xử lý kịp thời các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả, vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Từ những lý do trên thì nên chăng Chính phủ nên kiến nghị với Quốc hội để “Luật bảo hiểm tiền gửi” được nhanh chóng xây dựng và thông qua. Điều đó sẽ khẳng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI (Trang 53 - 62)