Sự phát triển của một nền kinh tế mạnh hay không những chỉ dựa vào những đường lối và chính sách hợp lý mà còn dựa vào hệ thống tài chính của quốc gia mình. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng của một quốc gia sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến nền kinh tế của quốc gia đó, việc củng cố và hỗ trợ cho các tổ chức này là một điều cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay, hàng loạt các tổ chức tín dụng, ngân hàng ngày càng phát triển, việc giám sát và hỗ trợ đòi hỏi ngày được chú trọng. Theo quy định hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức đang đóng vai trò trọng yếu bên cạnh Ngân hàng Nhà nước. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ xem xét, quyết định cấp hỗ trợ khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định việc giải thể, phá sản của tổ chức này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính – ngân hàng, sự ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.
Hỗ trợ tài chính là một loại hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm giúp tổ chức tham gia bảo hiểm khắc phục khó khăn, ngăn ngừa và hạn chế sự đổ vỡ không đáng có, giúp đảm bảo sự an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính – ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.
Tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP như sau:
'' Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dƣới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc hỗ trợ tài chính nêu tại khoản 1 Điều này do Hội đồng quản trị tổ chức bảo hiểm tiền gửi xem xét quyết định.''
Chương 2: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
Như vậy, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ dưới các hình thức sau:
- Cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
- Bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
- Mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chỉ được xem xét để được hỗ trợ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội (Khoản 6, Điều 1, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP).
Việc thực hiện hỗ trợ tài chính nêu tại trên có thể được coi là việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản để nhầm phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Và khi đó tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các khoản hỗ trợ tài chính này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo Mục V của Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2006 thì: - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể dưới các hình thức: cho vay, bảo lãnh, mua lại các khoản nợ của các khách hàng tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
- Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xem xét, quyết định hình thức hỗ trợ tài chính.
- Khoản hỗ trợ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2.5 Quy định của pháp luật về các bên trong bảo hiểm tiền gửi
2.5.1 Tổ chức bảo hiểm tiền gửi
Chương 2: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính độc lập hoạt động với mục tiêu ổn định hệ thống tài chính quốc gia, bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội. Vì thế, việc quy đinh quyền hạn và nhiệm vụ của tổ chức này sẽ được chính phủ hướng dẫn và chỉ đạo. Theo quy định tại Điều 5, Quyết định 218/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09 tháng 11 năm 1999 về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì đã đưa ra những quyền hạn và nhiệm vụ chung nhất, cơ bản nhất của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Trong phạm vi hoạt động của mình tổ chức bảo hiểm tiền gửi có những quyền hạn chuyên môn của mình là:
- Thu phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định;
- Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
- Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản.
- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi.
Khi đã có trong tay các quyền hạn của mình thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phải chú ý đến nghĩa vụ của mình, vì nếu không làm tốt các nghĩa vụ này thì vai trò của bảo hiểm tiền gửi không còn đúng với mục tiêu thành lập ban đầu. Bao gồm:
- Chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong phạm vi mức bảo hiểm tối đa theo quy định;
- Hỗ trợ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Đây là nhiệm vụ không thể tách rời của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nó góp phần tạo sự ổn định trong hoạt động tài chính ngân hàng, giảm thiểu tối đa mức rủi ro có thể xảy ra.
- Tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; tổ chức tập huấn, đào tạo và tư vấn về các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm tiền gửi. Điều này rất cần thiết với người gửi tiền vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm tiền gửi. Họ cần phải biết mình sẽ có những lợi ích gì khi tham gia vào bảo hiểm tiền gửi , chỉ khi người dân hiếu thì việc huy động nguồn vốn sẽ rất có hiệu quả. Tuy nhiên, một tổ chức muốn hoạt động tốt không chỉ dựa vào nguồn vốn mà cần phải có một đội ngũ chuyên viên giỏi. Điều đó sẽ góp phần tại niềm tin của người dân vào tổ chức này nhiều hơn.
Chương 2: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
- Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vì hoạt động kinh tế luôn cần những mối liên kết cần thiết của những tổ chức cùng hạo động trong một lĩnh vực với nhau, qua đó mình có thể học tập được nhiều kinh nghiệm. Cho nên, việc hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là cần thiết.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao. Những nhiệm vụ này có thể tùy vào điều kiện hay tình hình của nền tài chính quốc gia mà Thủ Tướng Chính Phủ sẽ giao chotổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Trên đây là những quy định chung cơ bản nhất của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong phạm vi hoạt động chuyên môn, tuy nhiên để hoạt động BHTG có thể duy trì và phát huy tốt hơn thì tại Điều 8 và Điều 9, Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 6 năm 2000 về việc phê duyệt điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đã có những quy định chi tiết cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng đúng mục đích vốn, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao.
- Thực hiện cam kết về chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán.
- Thực hiện các cam kết đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và các cam kết khác thuộc trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Hoạt động theo đúng quy định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Điều lệ này; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi; giữ bí mật số liệu tiền gửi và các tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động về bảo hiểm tiền gửi phù hợp với nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao.
- Nghiên cứu và đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật. - Chịu sự kiểm tra và tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, báo cáo và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo đó.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền:
- Quản lý, sử dụng vốn điều lệ; vốn bổ sung từ nguồn thu phí của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và nguồn vốn tiếp nhận, đi vay theo quy định.
- Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý theo quy định pháp luật.
- Yêu cầu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động, kinh doanh theo định kỳ hay đột xuất; thực hiện các biện pháp chấn chỉnh vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và nguy cơ mất khả năng chi trả.
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có nguy cơ mất khả năng chi trả.
- Chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.
- Tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản.
- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi.
- Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn hình thức trả lương, thưởng và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung, nếu chúng ta chỉ dựa vào những quy định chung tại Quyết định 218/1999/QĐ-TTg thì hoạt động bảo hiểm tiền gửi chỉ có thể là một hoạt động mang
Chương 2: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
tính lý luận chung. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Nhưng thông qua, điều lệ hoạt động của mình thì việc thực thi các quyền và nghĩa vụ đó của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã được cụ thể hóa, mang tính khả thi cao hơn. Bảo hiểm tiền gửi đã xác định được vai trò của mình trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã đáp ứng được yêu cầu là một tổ chức tài chính đặc biệt, hậu thuẫn cho các tổ chức tín dụng hoạt động ổn định, an toàn và bền vững.
2.5.1.2 Vấn đề giám sát bảo hiểm tiền gửi
Một trong những biện pháp giúp ổn định hệ thống ngân hàng của bảo hiểm tiền gửi là vấn đề giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Một khi tham gia vào quan hệ pháp luật bảo hiểm tiền gửi thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải:
- Có trách nhiệm gửi đến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam các loại báo cáo theo quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Phải báo cáo ngay bằng văn bản với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
Khi gặp khó khăn về khả năng chi trả: báo cáo lý do phát sinh sự cố, dự kiến hậu quả có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục; cơ cấu và số lượng tiền gửi được bảo hiểm; dự kiến số tiền chi trả tạm thời bị thiếu hụt; kiến nghị đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ (nếu thấy cần thiết).
Khi thay đổi các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
Thời hạn quy định cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gửi các báo cáo là