Thực tiễn hoạt động BHTG hiện nay

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI (Trang 47)

Trên thế giới đã có khoảng 100 quốc gia có tổ chức bảo hiểm tiền gửi và khoảng 20 quốc gia khác đang xúc tiến việc nghiên cứu thành lập tổ chức này. Bảo hiểm tiền gửi là hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi ro, do vậy thông thường Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi họ gặp rủi ro về tiền gửi. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động rất quan trọng trong nền tài chính hiện nay.

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã tạo áp lực buộc hệ thống ngân hàng Việt Nam phải cải cách cơ cấu lại một cách toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh và khôi phục lòng tin của công chúng. Qua kinh nghiệm thực tiễn của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã cho thấy trong hoạt động ngân hàng càng hội nhập sâu rộng càng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro bao gồm cả những rủi ro mang tính hệ thống, nhất là trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các ngân hàng thương mại cổ phần. Do vậy, cần thiết phải có các biện pháp phòng ngừa, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một trong số đó. Nó thực hiện những biện pháp phòng ngừa nhằm góp phần hạn chế tổn thất và ngăn ngừa sự đổ vỡ hàng loạt các tổ chức tín dụng. Việc ra đời của tổ chức này là một sự kiện quan trọng vì lần đầu tiên trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có một hình thức bảo hiểm công khai, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Đây cũng chính là bước đi thích hợp trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 1.000 tỷ đồng. Tính đến tháng 1/2008 thì vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được tăng lên là 5.000 tỷ đồng. Hơn 10 năm đi vào hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã từng bước khẳng định được vai trò của mình trong tiến trình đổi mới, cơ cấu lại hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam. Góp phần bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát

17

- Theo thông kế “Deposit Insurance Systems Worldwide” của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế, http://www.iadi.org/di.aspx?id=67, [truy cập ngày 27-3-2011].

- Thông tin bảo hiểm tiền gửi số 16 xuất bản tháng 1 năm 2011 của Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. - Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất

triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Tính đến thời điểm năm 2010 thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã cấp 1.215 giấy Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi.

Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò của mình trong tiến trình đổi mới, cơ cấu lại hệ thống tài chính ngân hàng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội… không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng và không có bất kỳ khiếu nại nào của người gửi tiền liên quan đến cơ chế bảo hiểm tiền gửi. Trong suốt thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã bảo vệ trực tiếp và gián tiếp hàng chục triệu người gửi tiền thông qua các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi như chi trả tiền gửi được bảo hiểm, giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia tiếp nhận xử lý. Tuy rằng trước đó, trên lãnh thổ Việt Nam đã từng có hoạt động bảo hiểm tiền gửi mang tính thương mại thử nghiệm vào những năm 1994-1996 (thí điểm hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, do Bảo Việt thực hiện), nhưng không thành công.

Hoạt động chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là biện pháp cuối cùng nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoạt động yếu kém bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động và tổ chức đó bị mất khả năng thanh toán. Tính đến cuối tháng 6-2009, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho hơn 1.500 người gửi tiền tại hơn 36 quỹ tín dụng nhân dân với tổng số tiền gần 19 tỷ đồng. Việc chi trả tiền bảo hiểm đã thể hiện được vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền, tạo lập được niềm tin của người dân, góp phần ổn định chính trị, trật tự xã hội và ngăn ngừa ảnh hưởng rủi ro đổ vỡ dây chuyền trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Và hiện nay, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể coi là công cụ hữu hiệu để "đo lường", giám sát, dự báo, cảnh báo và thực thi biện pháp đảm bảo “sức khỏe” của các tổ chức tín dụng. Việc áp dụng chính sách mới sẽ giúp các ngân hàng tự quản lý tốt hơn và chủ động trong hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống này ở Việt Nam không hề dễ dàng.

Có thể nhận thấy những thành tựu rất cơ bản trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi là bước đầu đã có khung khổ pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi; công khai hoá chính sách công bảo hiểm tiền gửi, minh bạch hóa ngân sách nhà nước trong xử lý rủi ro; các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc; đối tượng tiền

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất

gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam, chủ yếu là tiền gửi của cá nhân người gửi tiền, của hộ gia đình, không bảo hiểm tiền gửi ngoại tệ. Bên cạnh đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện các nhiệm vụ gồm: cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, thu phí bảo hiểm ở mức đồng hạng 0,15%/năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, giám sát các tổ chức nhận tiền gửi, đầu tư tài chính, hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức nhận tiền gửi, chi trả tiền bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng cho một người gửi tiền tại một tổ chức nhận tiền gửi, thu hồi nợ và thanh lý tài sản. Các hoạt động bảo hiểm tiền gửi đã gắn liền với đời sống của doanh nghiệp – tổ chức nhận tiền gửi .

Không chỉ đóng vai trò bảo vệ người gửi tiền, tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi để cảnh báo sớm giúp các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có biện pháp kịp thời phòng ngừa và khắc phục rủi ro. Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tạm thời khó khăn về thanh khoản, nguồn hỗ trợ tài chính kịp thời từ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ giúp họ nhanh chóng vượt qua khó khăn, tiếp tục kinh doanh lành mạnh. Theo thống kê của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện giám sát (100%) 1.172 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, kiểm tra 294 tổ chức tham gia18

. Hoạt động giám sát, kiểm tra là nghiệp vụ quan trọng nhất của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đã khẳng định tổ chức này là một bộ phận cấu thành của hệ thống giám sát tài chính quốc gia, kiểm soát có hiệu quả đối với các tổ chức tín dụng trong việc tuân thủ pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra để các tổ chức tín dụng chấn chỉnh, phòng ngừa và nâng cao chất lượng hoạt động. Hiện nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang nghiên cứu cải tiến hoạt động giám sát theo mô hình và chuẩn mực quốc tế; kết nối trực tuyến thí điểm với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để khai thác báo cáo điện tử trực tuyến từ các tổ chức tín dụng. Vì vậy, bảo hiểm tiền gửi đã trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình gây dựng, củng cố niềm tin, uy tín và thương hiệu của các tổ chức tín dụng.

Tại khắp các quầy giao dịch của các tổ chức tín dụng, người ta dễ dàng nhận thấy Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi với thông điệp “tiền gửi được bảo hiểm” luôn được niêm yết ở vị trí trung tâm bên cạnh các loại biểu thông báo lãi suất ... Điều đó chứng tỏ chính sách bảo hiểm tiền gửi đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, sát cánh cùng các tổ chức tín dụng.

Đằng sau thành công của các tổ chức tín dụng, sự phát triển sôi động của khu vực ngân hàng tài chính thời gian vừa qua không thể không nhắc tới vai trò “lặng lẽ” của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong công tác cảnh báo sớm rủi ro. Đặc biệt, Bảo hiểm

18

Số liệu tính đến năm 2010, trang 19 theo Thông tin BHTG số 16 xuất bản tháng 01 năm 2011 của Tổ chức BHTG.

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất

tiền gửi Việt Nam đã đồng hành cùng hệ thống ngân hàng nước ta vượt qua những thăng trầm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008-2009.

Chính sách bảo hiểm tiền gửi đã được thực thi hơn 10 năm ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, nhận thức được tầm quan trọng của hội nhập, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế và hiện thiết lập quan hệ hợp tác song phương, đa phương với nhiều tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và nhiều tổ chức tài chính lớn như WB, ADB, USAID, JICA, CIDA... qua đó khẳng định vị thế của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đánh dấu móc son quan trọng của Chính phủ Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính, góp phần nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính nước nhà.

3.2 Những vƣớng mắc trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Với những bước phát triển mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi có được thì trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi còn một số vướng mắc mà các chuyên gia luật và kinh tế cần phải chú ý đến:

3.2.1 Mức phí bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền bắt buộc đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải đóng cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để duy trì hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi bên cạnh các nguồn vốn khác. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thu phí bảo hiểm từ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nhận tiền gửi từ công chúng thường lựa chọn giữa việc áp dụng mức phí đồng hạng hoặc một hệ thống thu phí phân biệt dựa trên mức độ rủi ro của các tổ chức. Nhiều tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới khi mới thành lập áp dụng hệ thống thu phí đồng hạng vì hệ thống này có cấu trúc đơn giản, dễ thực hiện và quản lý. Tuy nhiên hệ thống này có hạn chế là không phản ánh được mức độ nguy cơ rủi ro mà các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ra cho hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Với hệ thống thu phí này thường được coi là không công bằng vì các ngân hàng có mức độ rủi ro thấp phải nộp phí đồng hạng như các ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn. Mà điều này thì không phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường, là mức độ rủi ro càng cao thì áp dụng tỷ lệ phí càng cao và ngược lại.

Đây là một khó khăn lớn hiện nay, làm sao phải đưa ra được phương pháp tính phí mang tính thuyết phục, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tức là nó đảm bảo các điều kiện như tạo ra sự công bằng giữa các tổ chức tín dụng, theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Đó cũng chính là cơ sở quan trọng để tạo sự đồng thuận đối với các đối tượng mà chính sách hướng tới như tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền và các cơ quan quản lý Nhà nước. Việt Nam hiện vẫn

Chương 3: Thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi hiện nay và một số đề xuất

đang áp dụng chính sách phí bảo hiểm tiền gửi đồng hạng, không dựa trên cơ sở mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng. Theo đó, tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dù lớn hay nhỏ đều áp dụng chung mức phí 0,15% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm.

Để hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả, bảo vệ tốt nhất quyền lợi người gửi tiền và sự cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức tín dụng, thì chúng ta cần phải trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề đặt ra ở đây là mức phí hiện tại có hợp lý hay không? Việc chúng ta đánh đồng mức phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ngang nhau là hợp lý hay chưa? Có thể nói đây là một thách thức đối với các chuyên gia kinh tế hiện nay và bên cạnh là các nhà làm luật phải tạo một cơ sở pháp lý vững chắc làm nền tảng để có một mức phí thật hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền

Tiền gửi là “của cải” chủ yếu, thuộc sở hữu của số đông dân cư, là lợi ích của những người gửi tiền nhỏ, có ít thông tin, hạn chế năng lực về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Họ là những người xứng đáng có được sự bảo vệ tích cực của nhà nước. Họ cũng là người tích cực nhất bảo vệ quyền lợi của mình khi tổ chức nhận tiền gửi có vấn đề. Vì “làn sóng” người gửi tiền làm sụp đổ từng ngân hàng hay hệ thống ngân hàng cũng chủ yếu do họ tạo nên. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi các tổ chức này gặp rủi ro. Hoạt động chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là biện pháp cuối cùng khi tổ chức tham gia bảo hiểm chấm dứt hoạt động. Việc chi trả tiền bảo hiểm đã thể hiện được vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền, tạo lập niềm tin của người dân, ngăn ngừa ảnh hưởng đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, nhất là trong tình hình khủng hoảng tài chính ở một số nền kinh tế lớn hiện nay. Tuy nhiên, vẫn chưa có một chế định pháp luật nào quy định rõ quyền lợi của người gửi tiền, mặc dù họ chỉ có một quyền lợi duy nhất khi gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là được bảo hiểm số tiền của mình và

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI (Trang 47)