Ước lượng mức chi tiêu và nghèo

Một phần của tài liệu An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào? pdf (Trang 53 - 55)

2. Thu nhập và An sinh xã hội

3.2Ước lượng mức chi tiêu và nghèo

Phân tích của chúng tôi hoàn toàn nhất quán với phân tích nghèo của TCTK, sử dụng số liệu từ VHLSS 2004. Chúng tôi áp dụng cách đánh giá tiêu dùng “tốt nhất” của Gleww cho năm 2004 – nên có thể không hoàn toàn tương ứng với cách làm ở các điều tra trước đây42.

Các cấu phần chi tiêu bao gồm:

n Chi cho lương thực, thực phẩm – ngày lễ, nghỉ và ngày thường; bao gồm lương thực, thực phẩm tự sản xuất được hoặc được cho và lương thực, thực phẩm có được qua trao đổi hàng với hàng. Giá trị lương thực, thực phẩm do người tham gia trả lời tự đánh giá.

n Chi cho hàng hoá phi lương thực, thực phẩm thường xuyên và không thường xuyên, trừ các hàng hóa lâu bền; nếu không thì sử dụng giá trị ước lượng của các hàng hoá lâu bền

n Chi tiêu cho giáo dục, y tế và chi tiêu sinh hoạt

n Chi phí thuê nhà ở – ước tính dựa trên phương pháp hồi quy để xác định tổng giá trị của nhà ở; chi phí thuê nhà được tính bằng 3% tổng giá trị nhà ở này dựa trên quan sát mức giá thuê nhà của các hộ gia đình.

Chi phí gửi tiền cho người thân, thuế và các khoản chi tiêu lớn như mua sắm hàng hoá lâu bền không được đưa vào trong các cấu phần chi tiêu. Phương pháp Glewwe tuân theo thông lệ tốt nhất chuẩn 43. Một vấn đề đáng quan ngại là phương pháp này gán một giá trị thuê nhà được ước tính ảo cho những người có nhà riêng. Cách làm này cho phép xếp loại chính xác dân số theo các thước đo nhất quán về khả năng kinh tế của họ nhưng dễ gây hiểu lầm cho những ai quan tâm tới việc áp dụng các chính sách giảm nghèo trên thực tế vì chi tiêu ảo, về bản chất, là không thực sự được kiểm nghiệm trên thực tế. Một điểm đáng quan ngại nữa là cách xử lý các khoản chi tiêu lớn bất thường cho y tế, ví dụ điều trị nội trú.

Chênh lệch giá cả giữa các thời điểm và giữa các khu vực địa lý được điều chỉnh đầy đủ để sử dụng phương pháp của Glewwe và áp dụng riêng rẽ cho các hàng hóa lương thực thực phẩm, phi lương thực thực phẩm và nhà ở. Tiêu dùng thực tế được tính theo mức bình quân đầu người.

42 Glewwe cũng xem xét các đánh giá tiêu thụ tương ứng với các điều tra trước đây nhưng không được sử dụng trong báo cáo này vì chúng tôi không xây dựng sêri số liệu theo thời gian

43 Ước lượng mức tiêu dùng được so sánh với số liệu điều tra và tài khoản quốc gia – số liệu nhất quán với hai nguồn trên.

Phương pháp này tuân theo thông lệ chuẩn quốc tế và cho phép tính chuẩn nghèo của Việt Nam năm 2004 dựa trên rổ hàng hóa tiêu dùng năm 2002 cung cấp 2.100kcal/người cùng với mức chi tiêu nhất định cho các nhu cầu phi thực phẩm. Bảng 3.1 nêu chi tiết về tỷ lệ nghèo theo đầu người và độ sâu nghèo. Một chuẩn nghèo thứ hai chỉ dựa trên mức tiêu thụ lương thực thực phẩm. Tỷ lệ nghèo trung bình ở Việt Nam đã giảm xuống còn 19,5% dân số. Những người có mức tiêu dùng dưới ngưỡng trên có mức tiêu dùng trung bình thấp hơn chuẩn nghèo 24% - đây là độ sâu hay khoảng cách nghèo. Tỷ lệ nghèo cùng cực, tức là dưới chuẩn nghèo lương thực thực phẩm, thấp hơn nhiều, khoảng 7,4% dân số.

Bảng 3.1: Các thước đo nghèo ở Việt Nam, 2004

Tỷ lệ nghèo theo đầu người đối với nghèo chung và nghèo cùng cực ở vùng nông thôn cao hơn nhiều ở thành thị mặc dù sự chênh lệch về khoảng cách nghèo ít hơn. Tỷ lệ nghèo ở dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với ở người Kinh và Hoa cộng lại, khoảng cách nghèo cũng lớn hơn nhiều. Khoảng 61% người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, gấp hơn 4 lần tỉ lệ này ở người Kinh và Hoa (13,5%) và trung bình người dân tộc thiểu số nghèo nằm ở mức 1/3 dưới chuẩn nghèo (31,6%) trong khi người Kinh và Hoa nghèo chỉ ở mức 1/5 (19,4%) dưới chuẩn nghèo. Tỷ lệ nghèo cùng cực ở các nhóm dân tộc thiểu số cao hơn 10 lần so với ở người Việt và Hoa – 34% so với 3,5%. Yếu tố vùng thể hiện khá đồng nhất ở tất cả các thước đo nghèo, đều cao nhất ở vùng Tây Bắc, tiếp theo là Tây Nguyên; và thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, một phần do 2 vùng này có các đô thị lớn là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sự chênh lệch giữa các vùng được lý giải phần nào bởi sự tập trung của người dân tộc thiểu số ở một số khu vực địa lý trong vùng, ví dụ như vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

Một vấn đề của thước đo nghèo chuẩn của Việt Nam hiện nay là cách xử lý chi phí nhà ở, cả thực tế lẫn ước tính, có ảnh hưởng nhất định tới một số nhóm, nhất là khi so sánh giữa những người phải thuê nhà và những người có nhà riêng. Bảng 3.2 sử dụng cấu trúc tương tự như Bảng 3.1 nhưng thể hiện các thước đo nghèo đã được điều chỉnh, bỏ chi phí về nhà ở. Thước đo này cũng sử dụng chuẩn nghèo như trên44và cho thấy tỷ lệ nghèo chung cao hơn, 25,1% so với 19% theo cách tính có chi phí nhà ở. Tỷ lệ nghèo thành thị tăng mạnh nhất, từ khoảng 4% lên 15%, nhưng khoảng cách nghèo ở thành thị còn tăng mạnh hơn nhiều khi bỏ qua chi phí nhà ở của dân cư ở thành thị, ở mức gần 80% dưới chuẩn nghèo so với mức 20% theo cách trước. Ngoài

44 Chúng tôi đánh giá lại lượng tiêu thụ ở ngưỡng nghèo để bỏ chi phí nhà ở nhưng số liệu dự đoán không đáng tin cậy và có vẻ quá thấp. Có lẽ nên có thêm nghiên cứu về khía cạnh này.

Tỷ lệ nghèo (% dân số) 19,5 3,6 25,0 13,5 60,7 12,1 29,4 58,6 31,9 19,0 33,2 5,4 15,9 Khoảng cách nghèo (% chuẩn nghèo) 24,2 19,6 24,4 19,4 31,6 17,4 23,9 32,6 25,4 26,8 32,1 22,4 18,9 Tỷ lệ nghèo cùng cực (% dân số) 7,4 0,8 9,7 3,5 34,2 2,3 11,4 34,8 13,6 8,1 18,8 1,5 3,9 Toàn quốc Thành thị Nông thôn Dân tộc

Người Việt và Hoa Dân tộc thiểu số

Khu vực

Đồng bằng Sông Hồng Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ Duyên hải Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long

ra cũng có những sự khác biệt trong hồ sơ nghèo khi có và không có chi phí nhà ở giữa các vùng và các dân tộc nhưng chủ yếu là do tác động của những đặc điểm của khu vực thành thị, trong đó sự thay đổi lớn nhất là ở đồng bằng sông Hồng (Hà Nội) và Đông nam bộ (Tp. Hồ Chí Minh) và do người Kinh/Hoa thường sống ở khu vực thành thị nhiều hơn so với người dân tộc thiểu số.

Cách tính của chúng tôi không được thiết kế để đưa ra con số chính xác mà chỉ nhằm yêu cầu có sự thận trọng với cách đo nghèo hiện nay có dùng số liệu VHLSS. Mặc dù các tính toán của chúng tôi không nắm được đầy đủ tác động của chi phí nhà ở đối với việc đo lường nghèo nhưng rõ ràng yếu tố này làm cho tỉ lệ nghèo thành thị bị tính toán thấp hơn nhiều trong cách tính hiện tại. Điều này đặc biệt quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đã thấy cách chọn mẫu của các cuộc điều tra hộ gia đình không tính đầy đủ nhóm người di cư ở thành phố – những người có nguy cơ nghèo cao. Chuẩn chi tiêu hiện nay bao gồm chi phí nhà ở tiếp tục đánh giá thấp hơn thực tế tỉ lệ nghèo thành thị. Lý do thứ hai liên quan tới mức độ đánh giá thống nhất theo thời gian và sự sụt giảm tỉ lệ nghèo đáng kể ở Việt nam kể từ khi tiến hành Đổi mới. Mặc dù vấn đề chi phí nhà ở và tiêu dùng không thể thay đổi xu hướng giảm nghèo nhanh chóng trong thời gian qua, trong tương lai cũng cần phân tích các xu hướng để đánh giá tỷ lệ nghèo sẽ tiếp tục giảm đến đâu và tốc độ ra sao nếu phân tách chi tiêu ra, trong đó chi phí nhà ở được coi là một yếu tố chính sẽ dẫn đến kết quả khác đi. Một yếu tố khác cần xem xét là chi phí y tế – vừa mang tính đột biến cao vừa chịu tác động của mức lạm phát cao thông qua các kênh thu phí chính thức và không chính thức.

Bảng 3.2: Các thước đo nghèo ở Việt Nam sử dụng số liệu về chi tiêu trừ chi phí nhà ở, 2004

Một phần của tài liệu An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào? pdf (Trang 53 - 55)