Bức tranh tổng thể

Một phần của tài liệu An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào? pdf (Trang 26 - 27)

2. Thu nhập và An sinh xã hội

2.1.1Bức tranh tổng thể

Nếu coi Việt Nam là một tập hợp khổng lồ các hộ gia đình và cộng gộp tất cả thu nhập của họ lại cho Việt Nam, thì Hình 2.1 cho thấy các thành phần khác nhau trong tổng thu nhập đó. Thu nhập bình quân đầu người là 6,1 triệu đồng/năm. Cấu phần tổng hợp lớn nhất trong thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam là từ những việc làm công ăn lương, chiếm 32%. 27% từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và 22% từ kinh doanh, buôn bán của hộ gia đình. Chuyển khoản cá nhân trong nội bộ hộ gia đình thông qua các khoản tiền gửi chiếm 10%. Vai trò của “an sinh xã hội”, ngay cả khi chúng ta sử dụng định nghĩa rộng đã nêu ở Chương 1 thì nhỏ, chỉ chiếm 4%, nghĩa là thấp hơn thu nhập từ cho thuê và các nguồn thu khác (5%). Tiền gửi không chính thức của cá nhân trong nội bộ hộ gia đình vượt xa vai trò của an sinh xã hội với tỉ lệ 2,25:1. Điều này khẳng định phân tích từ những năm 1990 rằng thu nhập từ các nguồn tiền gửi hỗ trợ trong gia đình có tác động tới thu nhập cao hơn nhiều so với chi chuyển khoản của nhà nước (Cox 2004).

Hình 2.1: Tổng Thu nhập Hộ gia đình Việt Nam 2004

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình TCTK 2004, Bảng hỏi cho Điều tra hộ gia đình (tiếng Anh)

Tiền cho thuờ và cỏc thu nhập khỏc Thu nhập từ an sinh xó hội

Tiền gửi Lương

Kinh doanh hộ gia đỡnh Sản xuất nụng nghiệp

Thu nhập bỡnh quõn đầu người 6,1 triệu đồng/năm

2. Thu nhập và An sinh xã hội

Trung bình, hộ gia đình ở Việt Nam nhận được 264 nghìn đồng từ an sinh xã hội năm 2004. VHLSS cũng cho phép chúng tôi nghiên cứu các cấu phần khác nhau của hệ thống an sinh xã hội và Bảng 2.1 cho thấy khoảng hai phần ba (62%) tổng nhận trợ cấp an sinh xã hội của các hộ gia đình là dưới dạng trợ cấp bảo hiểm xã hội dài hạn (chủ yếu là lương hưu và tiền dành cho các gia đình liệt sỹ). Một phần năm (23%) trợ cấp là để trả cho dịch vụ y tế, thông qua các hỗ trợ các đối tượng mục tiêu tiền điều trị và thuốc men. 9% tổng chi an sinh xã hội dành cho chi trả phúc lợi xã hội cho các đối tượng chính sách như cựu chiến binh, thương binh, gia đình liệt sĩ. 5% chi trả dành cho trợ cấp giáo dục và khoảng 2% cho các hình thức bảo hiểm ngắn hạn như ốm đau, thai sản cho những người làm công ăn lương thuộc diện hưởng bảo hiểm xã hội.

Bảng 2.1: Mức Nhận An sinh xã hội ở Việt Nam năm 2004

Bức tranh toàn quốc trên đây và mức nhận trung bình che giấu những chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền, giữa thành thị với nông thôn và giữa các nhóm dân tộc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào? pdf (Trang 26 - 27)