Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và cho tất cả các ngành, lĩnh vực nói riêng là chế độ chính trị – xã hội ổn định. Chính sách của Chính Phủ về quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng, công
Sinh viên: Đào Thị Yến
nghệ sản xuất, quy mô nhà máy, vị trí địa lý bố trí quy hoạch…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng ngành công nghiệp xi măng VN. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thể chế chính trị và đường lối xây dựng đất nước VN.
Việc giảm thuế nhập khẩu clinker sẽ là nguồn động lực to lớn cho các nhà sản xuất xi măng (đặc biệt đối với các trạm nghiền). Tuy nhiên, lộ trình hội nhập vào WTO và AFTA đòi hỏi Việt Nam cũng phải cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hoá từ các nước trong ngoài khối ASEAN nhập vào Việt Nam.
Chính phủ ban hành nhiều quy định có tính pháp lý cao để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự an toàn thực phẩm, sức khoẻ cho con người, di tích lịch sử – văn hóa, an ninh – quốc phòng, quy định về sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn năng lượng, tài nguyên…
+ Nhận xét chung: Trong sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với điều kiện vĩ mô: Môi trường kinh tế có nhiều cơ hội mới, sự hợp tác thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng. Môi trường chính trị pháp luật thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng công nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát tiển, phát huy hết tiềm lực trong ngành.
Chương II. Thực trang hoạt động truyền thông trong chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần XMTL
2.1. Thực trạng chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty cổ phần xi măng Thăng Long và hoạt động truyền thông trong.Thăng Long và hoạt động truyền thông trong. Thăng Long và hoạt động truyền thông trong.
2.1.1. Định hướng phát triển thương hiệu của công ty đến 2009
Trong bối cảnh thị trường xi măng tại Việt Nam ngày càng phát triển. Số lượng các nhà máy xi măng đang ra tăng không ngừng. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất xi măng là rất lớn nên đòi hỏi công ty xi măng Thăng Long phải xây dựng chiến lựơc phát triển thương hiệu rõ ràng và bài bản.
Ngay trong giai đoạn đầu xây dựng và hình thành công ty cổ phần xi măng Thăng Long đã có những định hướng rõ ràng và bài bài bản cho thương hiệu của mình trong những năm tới. Giai đoạn đầu của quá trình phát triển công ty từ 2002 đến 2008 từ giai đoạn truyền thông trước khi bán sản phẩm đến khi sản có sản phẩm. Cố gắng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường tại khu vực miền bắc, miền trung và xây dựng hình ảnh là một doanh nghiệp sản xuất xi măng thân thiện với môi trường, là người bạn thân thiết của mọi công trình.
Công ty Cổ Phần xi măng Thăng Long định hướng cho thương hiệu của mình trong năm năm tới nhà sản suất xi măng hàng đầu Việt Nam. Với chất lượng sản phẩm tốt nhất xây dựng uy tín thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm. Xi măng Thăng Long xây dựng các giá trị nền tảng mới trong lĩnh vực sản xuất xi măng tại Việt Nam: Phát triển nguồn nhân lực toàn diện và có chế ngộ đãi ngộ công bằng. Xây dựng văn hóa công ty, các tiêu chuẩn chất lượng và chỉ tiêu hiệu quả sản xuất. Xi măng Thăng Long phấn đấu trở thành công ty được xã hội mong đợi bằng việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao, ổ định, dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam, đồng thời đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, cho các nhà phân phối và người lao động. Mục tiêu xi măng Thăng Long trở thành nhà sản xuất xi măng số 1 tại Việt Nam về chất lượng, hiệu quả sản xuất, hệ thống phân phối và bảo vệ môi trường.
Sinh viên: Đào Thị Yến
Xi măng Thăng Long mong muốn xây dựng cho thương hiệu mình là một doanh nghiệp sản xuất xi măng hàng đầu tại Việt Nam. Xi măng Thăng Long định vị thương hiệu thông qua đặc tính sản phẩm. Thăng Long gây dựng tính cách, đặc tính nôi trội là thương hiệu năng động và xây dựng dựa trên nền tảng chất lượng sản phẩm. Đảm bảo chất lương sản phẩm tốt, ổn định và các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Luôn luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng và thân thiện với môi truờng. . Sử dụng công nghệ Polysius của CHLB Đức. Với công nghệ sản xuất của Châu Âu hàng đầu thế giới tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Đồng thời lực lượng CNVC là những người trẻ năng động nhiệt tình có trình độ làm việc cao. Là người bạn của mọi công trình xây dựng, với chất lượng tốt nhất.
2.1.2. Qui trình xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng hình ảnh của công ty trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là quá trình lâu dài với sự quyết tâm và khả năng vận dụng hợp lý tối đa các nguồn lực và các biện pháp để làm sao sản phẩm có một vị trí trong tâm trí khách hàng. Xây dưng thương hiệu là một chuỗi các hoạt động liên quan tác động qua lại với nhau dựa trên nền tảng chiến lược marketing và quản trị doanh nghiệp. Thường bao gồm các hoạt động như: - Tạo ra các yếu tố thương hiệu. - Hoạt động truyền thông thương hiệu.
Qui trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xi măng Thăng Long chưa thực hiện một cách bài bản mà chỉ thực hiện qua các bước sau:
Sơ đồ2 : Quy trình xây dựng thương hiệu
XÁC LẬP THƯƠNG HIỆU → XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU THƯƠNG HIỆU
→ XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
↓ ↓
CÁC YẾU TỐ TRONG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
BẢN SẮC CỦA HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ↓ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN ↓
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
↓
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
(Nguồn: Phòng marketing công ty cổ phần xi măng Thăng Long)