Các giải pháp cần thiết để việc thương mại của hai nước diễn ra thuận lợi:

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước (Trang 60 - 62)

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NGA

7.3.3. Các giải pháp cần thiết để việc thương mại của hai nước diễn ra thuận lợi:

- Hai nước cần đổi mới nhận thức, dành ưu tiên cao cho quan hệ theo tinh thần “đối tác chiến lược”.

- Sớm có các chương trình ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn với các biện pháp cụ thể phát triển quan hệ trên các lĩnh vực hợp tác có tiềm năng;

- Xử lý các khúc mắc thúc đẩy quan hệ như cơ chế, chính sách…;Tìm giải pháp hợp lý tạo điều kiện hợp pháp cho cộng đồng người Việt ổn định làm ăn, sinh sống trên đất Nga;

- Đổi mới hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ…

Tiếp nối quan hệ Việt-Xô, sau những thăng trầm, quan hệ Việt-Nga đã có bước phát triển mới về chất với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Gần 8 năm đã trôi qua, quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga đã và đang thu được những thành tựu đáng kể về các lĩnh vực. Bên cạnh thành công cũng có không ít khó khăn, hạn chế. Muốn đẩy mạnh đối tác chiến lược cần có nỗ lực và nhiều biện pháp hữu hiệu.

Chương 8:

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ASEAN8.1. ASEAN – đối tác thương mại chiến lược: 8.1. ASEAN – đối tác thương mại chiến lược:

Trước khi VN tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn, có thể nói ASEAN như một sân chơi nhỏ cấp khu vực giúp Việt Nam làm quen với các luật chơi chung của quốc tế để dần tham gia vào tiến trình hội nhập ở quy mô lớn hơn như APEC, WTO…

Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 ở Brunei, đã diễn ra buổi lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của hiệp hội. Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam chủ động, tích cực tham gia hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực.

ASEAN là tổ chức duy nhất trên thế giới có mối quan hệ đối thoại thành cơ chế với nhiều nước lớn và tổ chức quốc tế quan trọng nên việc gia nhập ASEAN đã hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. ASEAN cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.

Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, dù xuất phát điểm thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển trong nước. Kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%.

Trong những năm qua quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN ngày càng phát triển. Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy các thành viên ASEAN tính chung luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 25,9%/năm trong giai đoạn 2005-2008 và 13,3%/năm giai đoạn 2005-2009. Về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường khác thì ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu - EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.

8.2. Tình hình thương mại giữa hai nước qua các con số:

Bảng 26: Tình hình thương mại giữa VN và ASEAN 1998 - 2002

ĐVT: triệu USD

Năm XK sang ASEAN NK từ ASEAN Nhập siêu

Tuyệt đối Tương đối %

1996 1998 1999 2000 2001 11/2002 996,9 1945,0 2516,3 2619,0 2551,4 2397,8 2270,0 3344,4 3290,9 4449,0 4226,1 3665,1 -1273,1 -1399,4 -774,6 -1830 -1674,7 -1267,3 227,7 171,948 130,78 169,87 165,638 152,85

Nguồn: Tổng cục thống kê và bộ thương mại

Lượng xuất khẩu tăng dần qua các năm, tuy nhiên xét về cán cân thương mại ta nhập siêu. Điều này có thể lý giải được, bởi nước ta trong giai đoạn này mới đẩy mạnh phát triển kinh tế, do đó cần nhập nhiều máy móc; kỹ thuật phục vụ cho sản xuất; lượng xuất khẩu chỉ là những mặt hàng nông sản, thủ công

Một phần của tài liệu nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w