Xuất siêu Kim ngạch % tăng Kim ngạch % tăng Kim
ngạch % tăng Giá trị % tăng
1999 814.597 73,59 260.838 -19,81 1.021.436 40,46 398,83 607.759 187,56 2000 1.271.776 56,12 301.893 45,96 1.573.669 54,06 421,27 969.884 59,58 2001 1.042.801 -18,08 268.697 -11,00 1.310.498 -16,72 387,72 773.104 -20,29 2002 1.329.040 25,57 286.316 6,56 1.615.356 23,26 464,19 1.042.724 34,87 2003 1.420.358 6,87 280.133 -2,16 1.700.491 5,27 507,03 1.140.225 9,35 2004 1.821.675 28,2 458.000 63,4 2.279.675 34 397,7 1.363.675 19,6
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Úc và ASEAN tăng bình quân hàng năm là 10% (đứng thứ hai sau Trung Quốc). Việt Nam hiện đang đứng thứ tư trong khối ASEAN về hợp tác kinh tế với Úc. Bên cạnh các mặt hàng công nghiệp, xuất khẩu dịch vụ của Úc sang Việt Nam trong năm tăng 43% so với cùng kỳ - đạt 481 triệu đô Úc và giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mặt khác, Việt Nam xuất khẩu dịch vụ qua
Úc đạt 524 triệu đô Úc, chủ yếu tập trung vào du lịch và giải trí.
(http://bayvut.abcidd.com). Cụ thể:
- Về thương mại hàng hóa: kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam –
Úc vẫn tiếp tục tăng trưởng đều và khá cao trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm. Úc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, về xuất khẩu là thị trường lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc (năm 2009). Thặng dư thương mại khá lớn, chủ yếu là do Việt Nam xuất dầu thô sang Úc. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủy hải sản, hạt điều, đồ gỗ, thủ công, mỹ nghệ đều có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này rất lớn mà ta chưa khai thác hết.
- Về thương mại dịch vụ: tổng kim ngạch thương mại dịch vụ hai chiều Việt
Nam – Úc trong năm 2003 đạt 420 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu dịch vụ với trị giá 160 triệu US$, chiếm 0,6% thị phần và xuất khẩu dịch vụ cho Úc với trị giá 268 triệu US$ thị phần. Các dịch vụ Việt Nam xuất khẩu chính gồm vận tải (40 triệu US$), du lịch (210 US$) và các dịch vụ khác (15 triệu US$).
6.3. Nhận định về sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia: Australia:
6.3.1. Thuận lợi:
- Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Biểu hiện sinh động của chiều hướng tốt đẹp đó là sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo. Không chỉ trong khuôn khổ song phương, sư hợp tác giữa hai nước còn phát triển mạnh mẽ trong khuôn khổ đa phương. Là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN – Australia, Việt Nam luôn ủng hộ Australia - nước có vị trí địa lý gần gũi, quan hệ hợp tác phát triển lâu đời với ASEAN và là nước có vị trí quan trọng trong
khu vực và thế giới, được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Đông Á.
- Người tiêu dùng Australia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc Australia tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
- Thị trường Australia không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với Việt Nam.
6.3.2. Khó khăn:
- Thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. - Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại.
- Thuế suất đối với hàng dệt may và giày dép rất cao (trên 10%). Trong khi đó, sự cạnh tranh với các đối tác như Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng gia tăng bởi lợi thế lớn của các nước hiện tại đối với mặt hàng dệt may và đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục phân chia lại bản đồ dệt may thế giới.
- Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật…) khá chặt chẽ. Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Australia đều phải yêu cầu trải qua quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học (Biosecurity Australia – BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Australia khá chậm chạp.
Nhìn chung, với những tiềm năng mà hai quốc gia đang có cộng với việc quan hệ chính trị ngày một tốt đẹp sẽ là điều kiện thúc đẩy mối quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích cho cả hai.
Chương 7: