QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU 9.1 Tổng quan về quan hệ thương mại song phương Việt Nam-EU:
9.3.3. Thúc đẩy trao đổi thương mại:
Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ đối tác nhiều mặt với các nước châu Âu, trong đó có một số nước được xác định là đối tác chiến lược và đối tác quan hệ chiến lược. Quan điểm chung của Việt Nam khi làm ăn với EU là luôn coi EU là thị trường lớn của thế giới, quan điểm này sẽ khiến ta cẩn trọng khi tiến hành thương mại và đề ra được những chính sách khả thi, thúc đẩy thương mại hai bên theo chiều hướng tốt đẹp.
Để đạt được những mục tiêu xuất khẩu đã đề ra, theo như ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh thì trước tiên phải đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU hơn nữa, đặc biệt xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm mới, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: cơ khí, thiết bị điện. Nâng cao chất lượng và tiếp tục xuất khẩu các loại nông sản chế biến nhiệt đới và những sản phẩm công nghiệp nhẹ như giày dép, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ…
Cần nghiên cứu, theo dõi các chính sách thương mại và công nghiệp của EU để kịp thời điều chỉnh, ứng phó trong từng giai đoạn. Phải tích cực tìm các nguồn nguyên liệu, vật tư quan trọng mà chúng ta có thể nhập khẩu từ EU để phục vụ cho xuất khẩu và sản xuất trong nước, đặc biệt những ngành có nhu cầu lớn…
Chương 10:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CHÂU PHI10.1. Châu Phi – đối tác thương mại nhiều tiềm năng: 10.1. Châu Phi – đối tác thương mại nhiều tiềm năng:
Châu Phi là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên. Theo nhận định của IMF, gần đây châu Phi đang ở giai đoạn tốt nhất của phát triển kinh tế. Trong khi các nước công nghiệp phát triển phải đối mặt với cơn bão kinh tế trầm trọng nhất trong năm 2009, châu Phi vẫn đạt được mức tăng trưởng dương và đang trở thành một thị trường đầy triển vọng đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ rất sớm. Trong những năm 1990, Việt Nam và các quốc gia châu Phi đã ký 39 hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật, bảo hộ đầu tư, nông nghiệp, y tế, giáo dục. Việt Nam cũng đã ký Hiệp định Thương mại song phương với 14 nước châu
Phi. Qua đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực này đã tăng hơn 10 lần trong giai đoạn 1991 - 2002, đạt khoảng 200 triệu USD.
Các hoạt động xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại với các nước châu Phi diễn ra liên tục. Năm 2009, Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ kinh tế với châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 05/03/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008-2010.
10.2.Tình hình thương mại giữa Việt Nam với châu Phi: