Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất (Trang 51 - 53)

II. Tỷ suất lợi nhuận/tổng vốn

5. Kiến nghị với Nhà nước

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề và ngày càng có những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển là rất cần thiết. Để làm được điều này, Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Mặt khác, cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường để sớm phát hiện các sản phẩm làm giả, làm nhái và xử lý nghiêm minh những vi phạm.

Việt Nam đã gia nhập WTO nên thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp trong nước với tiềm lực còn nhỏ bé nên gặp rất nhiều khó khăn. Để phát triển ngành cơ khí Việt Nam, Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi về thuế, trợ giá,… cải thiện các thủ tục hành chính sao cho gọn nhẹ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế để tạo môi trường kinh doanh có hiệu quả, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài không bị tâm lý e ngại về các thủ tục hành chính như trước đây.

Các doanh nghiệp thường có hệ số nợ khá cao, các khoản nợ thường là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng, do đó mà việc quy định khung lãi suất của ngân hàng phải đảm bảo linh hoạt, giúp các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả và hoàn vốn kịp thời. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Lao động để tạo sự ổn định tâm lý yên tâm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp cơ khí.

Nhà nước cần nhanh nhạy hơn nữa trong việc đưa ra những cơ chế, chính sách và chiến lược sản xuất kinh doanh sát với thực tiễn; nhanh chóng cải thiện bộ máy hành

chính Nhà nước, trong đó nhất thiết phải có chính sách về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, phong cách làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật cao, làm việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước và các thủ tục hành chính. Cần xây dựng các quy trình xử lý nghiệp vụ thống nhất, đơn giản và hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và tiền bạc. Chính phủ cũng cần ban hành các quy định chặt chẽ về chống tham nhũng, hối lộ nhằm ngăn chặn các hành động không minh bạch dẫn đến các chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp phải hứng chịu. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống pháp luật ổn định, có tính áp dụng trong thời gian dài nhằm giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất, chiến lược giá cả và cạnh tranh trong dài hạn. Đặc biệt là các chính sách về thuế khi xây dựng cần phải được cân nhắc kỹ, dựa trên tinh thần thực tiễn và năng lực cạnh tranh của đối tượng chịu thuế.

Nhà nước cần có các giải pháp về giảm chi phí kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh như: xây dựng các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề để giảm tỷ trọng chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng thuận tiện cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa; xúc tiến việc thành lập các doanh nghiệp vận tải biển quốc tế phục vụ nhu cầu vận tải trong nước cũng như khuyến khích các công ty bảo hiểm trong nước và các doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu tại các công ty bảo hiểm trong nước với chi phí bảo hiểm thấp hơn nhiều so với các công ty nước ngoài; mặt khác cần sớm có giải pháp triệt tiêu các chi phí giao thông vận tải phí chính thức, nhanh chóng xóa bỏ độc quyền đối với các ngành do Nhà nước sở hữu như điện, điện thoại, mở rộng đối tượng đầu tư nhằm tạo nên tính cạnh tranh cao trong các ngành này. Với những bước cải tiến này sẽ mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất.

Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, để vượt qua được những thách thức của nền kinh tế hội nhập, đứng vững và phát huy được thế mạnh của mình trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường bằng rất nhiều cách thức khác nhau. Trong đó, phải kể đến các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ; giảm các loại chi phí để hạ giá thành. Là một công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí (là ngành sản xuất đang được Nhà nước quan tâm phát triển), Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất có đủ triển vọng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai nếu phát huy được thế mạnh của một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong quản lý; có năng lực về con người, năng lực về máy móc thiết bị hiện đại; và có các biện pháp hiệu quả trong việc giảm chi phí kinh doanh ./.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w