1 Sơn m2 20,52 15.600 320.112 16,24
2 Núm tủ Cái 2 7.000 14.000 0,71
3 Khóa tủ Cái 3 31.000 93.000 4,72
4 Móc áo Inox Cái 1 18.000 18.000 0,91
5 Bản lề Cái 6 4.900 29.400 1,49
6 Bao bì 1 33.400 33.400 1,69
Tổng chi phí nguyên vật liệu 1.722.840 87,4
III Chi phí nhân công
1 Nhân công cơ khí 102.334 5,19
2 Nhân công sơn 27.600 1,42
IV Chi phí sản xuất chung 118.252 5,99
Giá thực tế cho 1 sản phẩm 1.971.026
Bảng 12: So sánh chi phí sản xuất thực tế của Công ty
TT Tên chi tiết Giá thành (đồng) Chênh
lệch Tỷ lệ (%) 2006 2007 2006 2007 I NVL chính 1.178.112 1.214.928 36.816 61,92 61,64 - 0,28 II NVL phụ 487.000 507.912 20.912 25,59 25,76 0,17 1 Sơn 307.800 320.112 12.312 16,18 16,24 0,06 2 Núm tủ 13.000 14.000 1.000 0,68 0,71 0,03 3 Khóa tủ 90.000 93.000 3.000 4,73 4,72 - 0,01 4 Móc áo Inox 16.000 18.000 2.000 0,84 0,91 0,07 5 Bản lề 25.200 29.400 4.200 1,32 1,49 0,17 6 Bao bì 35.000 33.400 - 1.600 1,84 1,69 - 0,15 Tổng chi phí NVL 1.665.112 1.722.840 57.728 87,51 87,4 - 0,11
III Chi phí nhân công 131.448 129.934 - 1.514 6,91 6,61 - 0,31 Nhân công cơ khí 103.448 102.334 - 1.114 5,44 5,19 - 0,25 1 Nhân công cơ khí 103.448 102.334 - 1.114 5,44 5,19 - 0,25 2 Nhân công sơn 28.000 27.600 - 400 1,47 1,42 - 0,05
IV Chi phí
sản xuất chung 106.206 118.252 12.046 5,58 5,99 0,41
Giá thực tế cho 1
sản phẩm 1.902.766 1.971.026 68.260
1. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2007 là 87,4%, giảm 0,11% so với năm 2006 (là 87,51%). Điều này là cơ sở để giảm giá thành, cần phát huy. Cụ thể:
- Chi phí nguyên liệu chính năm 2007 là 61,64%, giảm 0,28% so với năm 2006 (là 61,92%).
- Chi phí nguyên liệu phụ năm 2007 là 25,76%, tăng 0,17% so với năm 2006 (là 25,59%). Nguyên nhân là do giá cả tăng cao khiến tỷ trọng cơ cấu chi phí có sự thay đổi: sơn tăng 0,06%, núm tủ tăng 0,03%, móc áo Inox tăng 0,07%, bản lề tăng 0,17%. Tuy nhiên tỷ trọng chi phí khóa tủ giảm 0,01%, đặc biệt là trong năm 2007, Công ty đã tiến hành tự sản xuất lấy bao bì nên tỷ trọng chi phí bao bì đã giảm 0,15% so với năm 2006, đây là yếu tố tích cực để giảm chi phí sản xuất, cần cố gắng phát huy hơn nữa.
2. Chi phí nhân công năm 2007 là 6,61%, giảm 0,3% so với năm 2006 (là 6,91%). Cụ thể:
- Chi phí nhân công cơ khí năm 2007 là 5,19%, giảm 0,25% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, Công ty đã tăng cường 15 máy công cụ cho bộ phận cơ khí: 01 máy khoan, 02 máy đột, 03 máy cắt, 03 máy hàn, 01 máy chấn tôn, 01 máy ép thủy lực, 02 máy tiện, 01 máy mài và 01 máy nén cơ khí. Sự đầu tư này của Công ty đã giúp nâng cao năng suất lao động và giảm được chi phí nhân công.
- Chi phí nhân công sơn năm 2007 giảm 400 đồng, tương ứng giảm 0,05% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, Công ty đã trang bị thêm cho bộ phận sơn 01 thiết bị phun sơn để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và giảm giá thành.
3. Chi phí sản xuất chung năm 2007 tăng 12.046 đồng, tương ứng tăng 0,41% so với năm 2006. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài … dùng cho phân xưởng chưa được tốt.
4. Sự hình thành chi phí sản xuất thực tế của Công ty
Do đặc thù sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn hàng nên sản phẩm đa chủng loại, số lượng của một chủng loại sản phẩm lớn, tùy theo nhu cầu của khách
hàng.Ví dụ: thang máng cáp điện của công trình nhà cao tầng khác nhau thì kết cấu khác nhau; hộp kỹ thuật phụ thuộc vào điện áp các khu nhà chung cư, các nhà xưởng sản xuất thì sẽ có kết cấu khác nhau.
Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tùy theo định mức, phát sinh theo thị trường, phương pháp tính là phương pháp xuất nguyên vật liệu giá thành bình quân, lựa chọn phương pháp hạch toán theo đơn hàng, giá đầu ra thỏa thuận với khách hàng tại từng thời điểm.
Đa số sản phẩm của Công ty là đầu vào của các doanh nghiệp khác, khách hàng ở đây là khách hàng trực tiếp, vì vậy phải hạch toán theo đơn hàng chứ không phải hạch toán theo giá thành công xưởng. Phương pháp phân bổ chi phí trực tiếp được ấn định theo từng đơn hàng, theo từng loại sản phẩm, theo thiết kế kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật.
Phương pháp phân bổ chi phí chung là phương pháp phân bổ theo nguyên vật liệu chính mà không theo các tiêu thức khác vì nguyên vật liệu chính cấu thành sản phẩm theo thời kỳ tương đối ổn định (loại trừ yếu tố giá cả).
Cơ cấu theo tỷ trọng nhóm sản phẩm của Công ty: • Nhóm I:
- Tủ điện dân dụng, công nghiệp, tủ hồ sơ, tủ cáp truyền hình. - Hộp cáp điện thoại thẻ, Cabin điện thoại thẻ.
• Nhóm II:
- Máng đèn thường, máng đèn ốp mica, máng đèn phản quang. - Thang và máng cáp điện.
- Hệ thống dẫn khí, miệng thổi, miệng hút khí. • Nhóm III:
- Giá, kệ trưng bày, lưu trữ. - Nhà thép tiền chế.
- Hệ thống an toàn giao thông.
- Thiết kế, chế tạo các loại khuôn dập định hình. - Cột đèn chiếu sáng các loại.
- Các loại cửa bảo vệ, cửa dân dụng, cửa chống cháy, chậm cháy Bảng 13: Cơ cấu tỷ trọng nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm Tỷ trọng (%) Chênh lệch Năm 2006 Năm 2007 Nhóm I 14,9 15,2 0,3 Nhóm II 59,2 59,1 - 0,1 Nhóm III 25,9 25,7 - 0,2
Nhìn vào bảng 13, ta thấy cơ cấu tỷ trọng nhóm sản phẩm của Công ty trong năm 2006 và năm 2007 có thay đổi nhưng không đáng kể. Nếu Công ty có thể áp dụng phương pháp hệ số tương đương để tính giá thành sản phẩm thì việc quản lý chi phí và so sánh tình hình giảm chi phí giữa các năm sẽ dễ dàng hơn.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo nhóm. Nội dung cơ bản là phân nhóm sản phẩm và xác định sản phẩm điển hình căn cứ vào tính chất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo; xây dựng hệ số tương đương cho các sản phẩm khác của nhóm. Trên cơ sở phân nhóm sản phẩm và thiết kế sản phẩm điển hình, doanh nghiệp qui đổi mọi loại sản phẩm khác thành sản phẩm điển hình theo phương pháp thích hợp. Sau đó qui đổi thành giá thành cho từng sản phẩm cụ thể trên cơ sở hệ số tương đương đã xác định.
5. Sự ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả hoạt động của Công ty
Chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ và ngược chiều nhau. Khi chi phí tăng (hoặc giảm) sẽ kéo theo lợi nhuận giảm (hoặc tăng) một khoản tương ứng. Để thấy rõ mối quan hệ này chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng và doanh lợi vốn kinh doanh.
Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch