KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA NHỮNG XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘ C TÀI HOA TRONG TI Ể U

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯTƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤNỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG (Trang 62 - 67)

THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG

Có thể nói xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng là những xung đột triệt để và quyết liệt. Từ chỗ tư

tưởng đối lập nhau họ đi đến chỗ phủ định nhau và cuối cùng chỉ có một trong hai người tồn tại, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chỉ có một tư tưởng được thừa nhận trong xã hội ấy. Tuy nhiên, xét đến cùng thì sự thắng bại ởđây rất khó phân định, dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như tư tưởng bảo thủ phong kiến của Tiết Bảo Thoa đã giành thắng lợi.

Đại Ngọc ấp ôm tư tưởng tự do dân chủ, lúc nào cũng muốn khẳng định cái tôi cá nhân của mình, lúc nào cũng sống hết lòng vì tình yêu tự do. Đại Ngọc dám thẳng thắn phản kháng những lề thói phong kiến đã lỗi thời và lạc hậu bằng một cái tôi tự

do dân chủ. Nàng dám nghĩ, dám làm, tính cách quyết liệt, kiêu kì, cô độc chẳng bao giờ chịu hoà nhập vào những thói giả dối xấu xa của những kẻ thống trị. Thế nhưng cuối cùng, Đại Ngọc vẫn không thoát khỏi một kết cục bi thương. Xã hội phong kiến hàng ngàn năm vững bền ấy đã giày vò, đày đoạ nàng không thôi, Đại Ngọc với tư

tưởng tự do dân chủ của mình đã phải sống một cuộc sống đầy nước mắt và chết một cái chết thật thương tâm. Đại Ngọc suốt cuộc đời thanh khiết và cao ngạo, không bao giờ chấp nhận ai coi thường mình. Đại Ngọc đã đấu tranh cho tình yêu của mình

được sống. Cuối cùng nàng lìa đời trong sự giằng xé thảm thương của tâm hồn nơi quán Tiêu Tương buồn u ám. Đại Ngọc đã ôm mối hận tình một mình và chết đi âm thầm trong khi các bậc bề trên của gia đình họ Giảđang náo nức chuẩn bị lễ cưới cho Bảo Ngọc và Bảo Thoa. Giai cấp thống trị phong kiến không chấp nhận một người mang tư tưởng tự do như nàng, họ càng không để tâm đến mối tình si tha thiết trong tim nàng. Lúc Đại Ngọc tắt thở là giờăn cưới của Bảo Thoa, quán Tiêu Tương cách quá xa phòng tân hôn nên chẳng ai nghe thấy tiếng khóc thê lương đưa tiễn một

linh hồn nhỏ bé, tội nghiệp. Ngoài trời chỉ có gió lay cành trúc, trăng xếđầu tường, cảnh tượng thê lương ảm đạm.

Màu đỏ của hỉ phục mà Bảo Thoa đang mặc tưởng nhưđã đánh dấu thắng lợi huy hoàng của cô trên màu trắng tang tóc mà cuộc đời dành cho Đại Ngọc. Bảo Thoa có được tất cả những gì mình muốn nhưng thật sự cô không hề thắng lợi. Cô

được làm mợ Hai nhà họ Giả, nhưng họ Giảđã lâm vào bước đường suy kiệt không gì cứu vãn nổi. Cô lấy được Bảo Ngọc nhưng đêm tân hôn chồng cô lại gọi tên một người con gái khác, cô sống triền miên trong sự bất an của một cuộc hôn nhân không tình yêu thương. Chồng cô thi cửđỗ đạt đúng như cô mong muốn nhưng cuối cùng anh ta cũng bỏđi vào chốn đại hoang. Tất cả những gì cô có chỉ là phù phiếm. Bảo Thoa chỉ còn một niềm an ủi duy nhất là đứa con trong bụng, đó là cái hy vọng nhỏ

nhoi, le lói để khôi phục gia đình họ Giả và duy trì bức tranh phong kiến trong buổi xế tàn.

Cái chết của Đại Ngọc chỉ là sự thất bại tạm thời của tư tưởng tự do dân chủ. Cuộc hôn nhân của Bảo Thoa cũng chỉ là thắng lợi tạm thời của tư tưởng bảo thủ

phong kiến mà thôi. Bảo Thoa thắng thế vì sau lưng cô có sự yểm trợ hùng hậu của thế lực thống trị phong kiến. Họủng hộ cô vì cô sẽ phục vụ tận tuỵ cho chếđộ phong kiến, sẽ phát huy những «khuôn vàng thước ngọc» và nhờ có những người bảo thủ

như cô mà luân lý phong kiến mới tiếp tục được duy trì.

Xung đột tư tưởng vẫn chưa kết thúc bởi tư tưởng tự do dân chủ mà Đại Ngọc

ấp ủ vẫn còn tiếp tục âm ỉ, nhen nhóm trong lòng xã hội phong kiến suy tàn. Và khi

đó giai cấp thống trị bảo thủ phong kiến như Bảo Thoa vẫn còn phải đấu tranh và tìm mọi cách triệt tiêu nó. Nhưng làm sao có thể ngăn lại vòng quay của bánh xe lịch sử

khi mà chếđộ phong kiến đang đi vào buổi thoái trào. Mặc cho những đứa con trung thành ra sức cứu vãn, tư tưởng bảo thủ phong kiến vẫn không thể mang lại cho chế độ suy tàn một gam màu tươi sáng hơn.

Như vậy có thể thấy xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ xung

đột giữa hai cá nhân, hai con người cá biệt mà còn mang một ý nghĩa xã hội rộng lớn.

Hai kiểu nhân vật đại diện cho hai kiểu người trong cùng một giai cấp nhưng không cùng tư tưởng. Một bên mang tư tưởng tự do dân chủ đang nhen nhóm hình thành còn quá lẻ loi, yếu thế. Một bên mang tư tưởng bảo thủ phong kiến đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm giờ đến lúc rệu rã, lụi tàn. Đứng về phe Đại Ngọc có Bảo Ngọc. Đứng về phe Bảo Thoa có Giả Mẫu, Nguyên Xuân, Vương phu nhân, Phượng Thư, Giả Chính và cả một giai cấp thống trị hùng hậu. Xung đột tư tưởng của hai kiểu nhân vật này không diễn ra đơn độc mà gắn liền với cả một lớp người trong xã hội đương thời. Và tất nhiên trong xã hội ấy không thiếu những xung đột tư tưởng kiểu như thế.

Có thể nói, xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng là xung đột giữa cái mới chưa đủ sức lớn mạnh và cái cũđang suy tàn nhưng chưa sụp đổ. Điều đó cho thấy rằng, trong buổi thoái trào, xã hội phong kiến không chỉđầy rẫy những xung đột giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị mà còn có những xung đột mang tính phân hoá giữa nội bộ giai cấp thống trị với nhau. Giai cấp thống trịđã có những con người tiến bộ và bước đầu đã biết lên

tiếng cho quyền tự do, dân chủ của con người sau hàng ngàn năm «khắc kỉ phục lễ» như một cỗ máy.

Tư tưởng tự do dân chủ thất bại là do nó chưa đủ sức lớn mạnh để lay chuyển tư tưởng bảo thủ phong kiến và do chưa có đủ tiền đề xã hội hậu thuẫn. Nhưng nhìn vào bức tranh thảm đạm mà tác giả vẽ ra trong tác phẩm, người đọc có thể dựđoán một ngày tàn không xa của chếđộ phong kiến già nua và lạc hậu.

Tóm lại, việc miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa đã góp phần đưa Hồng lâu mộng vượt lên khỏi tầm của một tiểu thuyết tình yêu thông thường, chuyển tải những vấn đề nhức nhối của thời đại. Đó là một tiến bộ

mà không phải quyển tiểu thuyết nào cũng có được. Và phần nào cũng nhờ mang «nỗi đau đời» ấy mà Hồng lâu mộng sống mãi cùng thời gian vượt qua mọi biên giới và ngôn ngữ trên quảđất này.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy Hồng lâu mộngđúng là một bức tranh nghệ thuật đặc sắc và đậm tính nhân văn được vẽ nên bởi ngòi bút tài hoa, tinh tế, khéo léo và đầy tâm huyết của tác giả.

Hồng lâu mộng, trước hết là một câu chuyện tình yêu nam nữ. Nhưng đằng sau cái ái tình riêng tư ấy là cả một bức tranh hiện thực vô cùng phong phú với đầy những xung đột và mâu thuẫn. Và một trong những xung đột chính được miêu tả một cách đặc sắc trong tác phẩm là «xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa». Xung đột này đan kết với xung đột của Giả Bảo Ngọc – chàng trai đơn

độc chống lại xã hội phong kiến. Xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ

quý tộc tài hoa không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân mà còn mang tầm vóc xã hội bởi hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa đại diện cho hai kiểu người mang hai kiểu tư tưởng khác nhau trong nội bộ giai cấp quý tộc phong kiến. Và thực tế trong xã hội ấy có khá nhiều con người mang những xung đột tư tưởng như thế - xung đột giữa tư tưởng tự do dân chủ và tư tưởng bảo thủ phong kiến. Vào buổi thoái trào, giai cấp thống trị phong kiến càng siết chặt vòng kềm toảđể củng cố địa vịđang lung lay của mình thì những xung đột tư tưởng càng diễn ra quyết liệt hơn.

Để miêu tả những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa, tác giảHồng lâu mộngđã kết hợp sử dụng một cách khéo léo và nhuần nhuyễn nhiều biện pháp nghệ thuật.

Trong đó đáng chú ý nhất là việc xây dựng hệ thống chi tiết. Tác giảđã cùng một lúc xây dựng các chi tiết tương đồng và tương phản. Các chi tiết tương đồng về

thành phần xuất thân, hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục, phẩm chất tài hoa hơn người... tạo một cái nền chung cho hai kiểu nhân vật. Và trên cái nền chung đó tác giả lại tiếp tục triển khai các chi tiết tương phản: tương phản trong thái độđối với công danh khoa cử, sách vở thánh hiền, văn chương lãng mạn, và tình yêu nam nữ tự

do, tương phản trong cách đối xử với giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị. Thông qua những chi tiết đó người đọc sẽ dần dần nhận rõ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ này.

Một biện pháp nữa được tác giả sử dụng rất thành công là xây dựng các lớp độc thoại nội tâm và đối thoại của hai nhân vật để làm bộc lộ xung đột tư tưởng giữa họ, bởi vì lời nói là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đểđánh giá một con người và thông thường những suy nghĩ cùng với những lời nói sẽ bộc lộ tính phần nào tính cách và tư tưởng của con người ấy.

Để khách quan và thuyết phục hơn, tác giả còn mượn lời nhận xét của các nhận vật khác để miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ. Các nhân vật xung quanh cũng tự chia làm hai phe, mỗi phe ủng hộ tư tưởng của một người. Và thông qua những lời nhận xét của họ mà người đọc nhận ra những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa này.

Cuối cùng, không thể không kể đến một biện pháp cổ điển được tác giả vận dụng tài tình là: xây dựng những bài thơ bộc lộ xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa.Vì mỗi bài thơđều mang tư tưởng của người đã tạo ra chúng. Hai kiểu nhân vật phụ có tài ngâm vịnh nên tác giảđã mượn ngay những bài thơ họ làm

để người đọc gián tiếp thấy được những xung đột tư tưởng ngấm ngầm mà quyết liệt giữa họ.

Tất nhiên là vẫn còn một số biện pháp khác được tác giả sử dụng để miêu tả

xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ tài hoa trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Khám phá hết cái hay cái đẹp của Hồng lâu mộng là ước muốn muôn thuở của những người nghiên cứu chúng tôi. Nhưng do biển học là vô bờ và thời gian thì có hạn nên chúng tôi chỉ tìm được một số nét đặc sắc như thế. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu một cách toàn diện hơn nữa.

Tuy nhiên, qua những vấn đề đã khám phá nghiên cứu chúng tôi vẫn có thể

khẳng định rằng tác giảHồng lâu mộng là một bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả. Và trong bối cảnh xã hội suy tàn thời Mãn Thanh thì những xung đột tư tưởng được miêu tả trong tiểu thuyết Hồng lâu mộngđã trở thành những bức tranh hiện thực sinh

động và đầy chất người, phần nào giúp người đọc cảm nhận được tình hình đất nước và con người Trung Hoa thời ấy.

Tinh hoa nối với tinh hoa đã đưa Hồng lâu mộng vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc, tình người nối với tình người đã đưa Hồng lâu mộng đến với mọi trái tim.

Hồng lâu mộng hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn mãi là bông hoa thơm ngát, là tia sáng lung linh cuốn hút mọi người khám phá và tìm hiểu vẻđẹp bất tận của mình.

PH LC

Một phần của tài liệu NGHỆTHUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯTƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤNỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG (Trang 62 - 67)