2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG
2.1.2.4 CHI TIẾT BIỂU HIỆN SỰ TƯƠNG PHẢN TRONG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TÌNH YÊU NAM NỮ TỰ DO
VỚI TÌNH YÊU NAM NỮ TỰ DO
Tình yêu của Đại Ngọc dành cho Bảo Ngọc là một thứ tình yêu được xây dựng trên cơ sở thống nhất với lý tưởng chống phong kiến cho nên mang màu sắc mới mẻ
và có ý nghĩa xã hội rộng rãi.
Trước hết, có thể thấy Đại Ngọc rất ngưỡng mộ những tình yêu nam nữ tự do. Nàng đã say mê, đồng cảm đối với những mối tình nồng cháy được miêu tả trong văn chương lãng mạn nhưTây sương kí hay Mẫu đơn đình. Đó là những tình yêu nam nữ
không bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến. Đó là tình yêu cháy bỏng của những con người dám yêu, dám làm tất cả cho tình yêu của mình. Đại Ngọc xem đó là hình mẫu lý tưởng cho mình.
Thứ đến, có thể khẳng định rằng Đại Ngọc là người sống hết mình cho tình yêu. Tình yêu là tất cả những gì nàng có, là tất cả những gì nàng luôn trăn trở day dứt, là thứ quý giá mà nàng đấu tranh quyết liệt để có được.
Đại Ngọc là một cô gái yếu đuối, đa sầu đa cảm, một cánh hoa rơi, một cành liễu rủ, tiếng gió mưa trong đêm thu, cảnh nhộn nhịp phồn hoa của Đại Quan viên
đều làm nàng chạnh lòng buồn tủi. Mặt khác, bản chất «kiêu kì cô độc» của cô thiếu nữ lá ngọc cành vàng cũng buộc cô phải cảnh giác, lúc nào Đại Ngọc cũng sợ người khác khinh miệt mình, lúc nào cũng ngẩng cao đầu chống chọi với hoàn cảnh. Giữa lúc đó thì tình yêu đến gõ cửa trái tim Đại Ngọc. Tình yêu của một người bạn tâm giao, tri âm tri kỉđã mang đến cho cuộc sống cô đơn của nàng biết bao nụ cười và cũng lắm nước mắt đắng cay.
Tình yêu với Bảo Ngọc đã tiếp sức cho nàng, giúp cho nàng khỏi bị cái bất lực và buông thảđánh bại. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến đầy lễ giáo khắc nghiệt kia thì một tình yêu nam nữ tự do như thế bị xem là phi đạo đức, là không thể chấp nhận được. Nhưng một phụ nữ như Đại Ngọc không hề bị những quan niệm phong kiến đó chi phối. Dù có đôi lúc nàng ở trong trạng thái mâu thuẫn: một mặt muốn người mình yêu thổ lộ tâm sự nên luôn tìm cách thử lòng Bảo Ngọc, nhưng khi Bảo Ngọc mạnh dạn tỏ tình nàng lại giận không nói nên lời cho là Bảo Ngọc nói bậy, khinh rẻ lăng nhục mình (hồi 23). Trạng thái mâu thuẫn đó, đặt trong cảnh ăn nhờở đậu lại có thêm tình địch Bảo Thoa, Tương Vân càng làm cho Đại Ngọc đau khổ, chỉ
còn biết khóc thầm than trộm. Cái bệnh đa sầu đa cảm lấy nước mắt rửa mặt của Đại Ngọc không đơn giản chỉ là bệnh hoạn ốm yếu mà còn là biểu hiện của sựđấu tranh cho tình yêu tha thiết của mình dù rằng sự phản kháng đó có phần tiêu cực và yếu ớt. Tình yêu trong Đại Ngọc ngày càng lớn mạnh và sâu sắc. Hồi 57, Tử Quyên thấy Đại Ngọc âu sầu và yếu dần đi vì lo lắng cho số phận của tình yêu với Bảo Ngọc, nên đã đặt ra câu chuyện ly kỳ nhằm thử lòng Bảo Ngọc. Chàng Bảo Ngọc si tình cứ tưởng Đại Ngọc sắp về Tô Châu thật liền trở nên ngây dại. Đại Ngọc thấy người yêu như thế thì lòng đau như cắt, « mặt đỏ gay, tóc rối bù, mắt sưng húp, gân nổi lên, cứ gục đầu xuống mà thở ».Đại Ngọc mắng Tử Quyên «Chị không phải đấm nữa cứ mang thừng đến thắt cổ tôi chết đi là hơn». Trong lòng chếđộ phong kiến, tình yêu của Đại Ngọc vẫn không ngừng lớn lên đến mức tưởng như hai người họ
không thể sống thiếu nhau được nữa.
Càng yêu sâu đậm bao nhiêu thì Đại Ngọc lại càng trăn trở, lo sợ bấy nhiêu bởi nàng biết rõ tuy Bảo Ngọc một lòng nghĩđến mình nhưng bà và mợ lại không tỏ ý gì. Hồi 82, Đại Ngọc nghìn sầu muôn mối chất chứa trong lòng đã mơ một giấc mơ
khủng khiếp. Đại Ngọc mơ thấy Giả Vũ Thôn đến đón mình về Nam kinh để lấy chồng, mọi người trong nhà như Phượng Thư, Hình phu nhân, Vương phu nhân đều lạnh nhạt với nỗi hoảng sợ của nàng, ngay cả Giả Mẫu cũng lạnh lùng khi nàng van xin «cái đó không can gì đến ta». Đại Ngọc van xin mãi không được bèn nghĩ đến chuyện tự tử. Đại Ngọc giận mình không còn mẹđẻ, tuy bà ngoại, các mợ, các chị
em thường đối đãi với mình hết sức tử tế nhưng chẳng qua là giả dối cả. Đại Ngọc cầu cứu Bảo Ngọc nhưng anh chẳng thể làm được gì, Đại Ngọc đã nói một câu khẳng khái «Em đã nhất quyết sống chết cũng theo anh ». Sau đó Bảo Ngọc mổ
bụng, moi quả tim ra cho nàng xem. Nàng hốt hoảng tỉnh dậy.
Chi tiết giấc mộng kể trên đã phản ánh được tất cả nỗi lo sợ của Đại Ngọc. Trong tiềm thức nàng nhận rõ rằng chẳng ai ủng hộ cuộc nhân duyên của mình. Đại Ngọc quả là một cô gái thông minh và nhạy cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là qua giấc mộng ấy ta thấy được quyết tâm đối với tình yêu của Đại Ngọc. Dù sống hay
chết nàng cũng nhất quyết giữ vững tình yêu của mình, không bao giờ buông xuôi, không bao giờ từ bỏ.
Khi tình yêu của Đại Ngọc chín muồi cũng là lúc nàng phát hiện sự ngăn cản kiên quyết của các bậc bề trên. Sự xung đột đó không làm nàng tuyệt vọng mà càng hun đúc thêm quyết tâm của nàng. Hồi 89, nghe bọn a hoàn đồn rằng Giả Mẫu đi dạm vợ cho Bảo Ngọc, Đại Ngọc nước mắt chảy ròng ròng, cố ý giày vò bản thân mình, chẳng nghĩ gì đến cơm nước, ngày một yếu dần, không muốn ai đến thăm cũng không chịu uống thuốc, chỉ mong cho mình mau chết. Rõ ràng Đại Ngọc đang phản kháng cho tình yêu của mình nhưng nàng chọn một cách phản kháng quá tiêu cực bởi ngoài cách đó ra Đại Ngọc chẳng còn biết phải làm gì hơn.
Đại Ngọc phấn đấu một cách quá cô độc và lẻ loi bên cạnh thế lực phong kiến hùng mạnh và cấu kết chặt chẽ với nhau. Đại Ngọc đã dùng cả mạng sống để phản kháng, vì với nàng tình yêu là tất cả là quan trọng hơn hết. Giai cấp thống trị phong kiến vẫn không chấp nhận tình yêu ấy. Đại Ngọc đơn độc đấu tranh một cách vô vọng và đơn độc mang sự thất bại về bên kia cuộc sống (hồi 97). Ngay cả khi nàng ngậm hờn mà chết đi thì nàng vẫn giữ trọn tâm hồn trong sạch và phẩm chất kiêu kỳ
không khuất phục của mình. Nàng đã có một tình yêu thật đẹp và luôn tỏ ra xứng
đáng với tình yêu ấy. Phải thừa nhận rằng Đại Ngọc có một thái độ hết sức đáng trân trọng đối với tình yêu nam nữ tự do. Với nàng, được yêu hoặc là chết, không thể có con đường khác hơn.
Trái với Đại Ngọc, Bảo Thoa có một quan niệm rất bảo thủ về tình yêu nam nữ
tự do. Nàng cho rằng trong xã hội phong kiến chỉ có lễ giáo, cha mẹđặt đâu con phải ngồi đó vì thế không thể có chỗ cho tình yêu nam nữ tự do được.
Từ đầu, Bảo Thoa đã quyết tâm vào cung vua nên hết sức cẩn trọng trong mối quan hệ với Bảo Ngọc. Bảo Thoa luôn tuân thủ lễ giáo phong kiến «nam nữ thụ thụ
bất thân», nên trong mắt Bảo Thoa quan hệ thân mật giữa Bảo Ngọc và Đại Ngọc là không đứng đắn. Bảo Thoa luôn tìm cách tránh Bảo Ngọc «Bảo Thoa nhớ lại trước kia mẹ mình nói chuyện với Vương phu nhân về việc vị sư cho cái khoá vàng, bảo chờ ngày sau ai có ngọc mới kết hôn, vì thế chỉ muốn tìm cách tránh xa Bảo Ngọc. Hôm nọ, Nguyên Xuân lại cho các thứ cũng như Bảo Ngọc, trong lòng càng thêm áy náy khó nghĩ. May sao Bảo Ngọc lại hay quấn quýt với Đại Ngọc lúc nào cũng tâm niệm đến Đại Ngọc nên Bảo Thoa cũng không để ý đến việc ấy» (hồi 28).
Tuy vậy, trong lòng Bảo Thoa vẫn có những rung động khi đứng trước Bảo Ngọc nhưở hồi 28 Bảo Thoa ngượng ngùng khi Bảo Ngọc mê mẩn nhìn mình. Hoặc nhưở hồi 33, khi Bảo Ngọc bị cha đánh một trận đòn nên thân, Bảo Thoa cũng đau lòng xót xa, tranh cãi với Tiết Bàn và khóc đến nỗi Đại Ngọc đã mỉa mai rằng «Chị nên giữ mình cẩn thận. Dù có khóc ra hai vò nước mắt cũng không thể chữa lành được vết đòn đâu». Hồi 95, Nguyên Xuân chết, Bảo Ngọc trở nên ngây dại, Bảo Thoa rất nghi ngờ sợ hãi nhưng «hỏi ra không tiện nên đành chỉ nghe người khác bàn tán làm như không liên quan gì đến mình cả».
Nếu Đại Ngọc bất chấp tất cảđể sống với tình yêu của mình thì Bảo Thoa luôn trốn tránh. Bởi lễ giáo phong kiến không chấp nhận những tình yêu tự do nên Bảo Thoa luôn tiết chế tình cảm của mình. Bảo Thoa chẳng bao giờ dám sống với cảm xúc thật. Cô dùng lý trí để nhìn tình cảm. Cô đặt tình yêu lên bàn cân mà cân đo nặng
nhẹ thiệt hơn. Bảo Thoa đã giam trái tim mình trong cái vòng lễ giáo và tự hài lòng với những khuôn phép mà mình tuân thủ.
Thục nữ phong kiến như Bảo Thoa không bao giờ dám nghĩ đến chuyện yêu
đương và cũng không dám tự chọn đối tượng, tự quyết định hạnh phúc cho bản thân mình. Cũng ở hồi 95, khi Tiết phu nhân hỏi Bảo Thoa có bằng lòng lấy Bảo Ngọc không, cô đã nghiêm nét mặt nói: «Mẹ nói thế là không đúng. Việc của con gái là do cha mẹ làm chủ; giờ cha con mất rồi, mẹ nên làm chủ lấy, không nữa thì hỏi anh con, sao lại hỏi con ». Với Bảo Thoa, «tam tòng tứđức» là quan trọng nhất, còn tình yêu chỉ là thứ nhảm nhí không thể chấp nhận được. Người phụ nữ không được quyền quyết định hôn nhân đại sự của cả cuộc đời mình. Chính vì những suy nghĩ đó mà giai cấp thống trị phong kiến đánh giá cao cô, mẹ cô càng thêm yêu mến cô và họ
Giả thì hết sức hài lòng khi cưới được một cô dâu biết lễ nghĩa như cô.
Và cũng như giai cấp thống trị phong kiến, Bảo Thoa xem hôn nhân như một hành vi chính trịđể củng cốđịa vị dòng họ, củng cố gia phong. Vì thế Bảo Thoa đã quá lý trí trong tình yêu. Đối với việc yêu chồng và giữ chồng mà cô cũng phải bày kế. Hồi 109, Bảo Thoa thấy Bảo Ngọc cứ mãi thơ thẩn tưởng nhớ Đại Ngọc, «Bảo Thoa cúi đầu nghĩ ngợi... nếu cứ để cậu ta ngủ ở ngoài mãi, vốn sẵn lòng tà sợ lại vương chuyện yêu ma. Vả lại, bệnh cũ của cậu ta, vốn là vì nặng tình với chị em. Vậy phải có cách làm cho cậu ta xoay lòng chuyển dạ, thì sau này mới khỏi sinh chuyện». Và Bảo Thoa đã tỏ ra tình âu yếm cho Bảo Ngọc gần gũi để làm cái kế«dời hoa nọ chắp cành kia» hầu níu kéo trái tim Bảo Ngọc trở về với mình. Kết quả, Bảo Thoa đã mang thai - mang giọt máu kế nghiệp dòng họ Giả. Tội cho Bảo Thoa một đời thông minh, ngay cả trong tình yêu cũng phải tính kế. Cuối cùng, dù hết lòng với chồng như người ta vẫn nói «án đặt ngang mày» thì trái tim Bảo Ngọc cũng vẫn chỉ
có một mình em Lâm mà thôi. Trái tim tự do của Bảo Ngọc không thể nào đập cùng nhịp với trái tim lễ giáo của Bảo Thoa mà chỉ luôn hướng về trái tim dám sống chết cho tình yêu của Đại Ngọc. Giữa Đại Ngọc và Bảo Thoa có lẽ khó phân định sựđược mất nhưng có thể thấy rõ một điều họ có quan niệm về tình yêu và có cách yêu hoàn toàn đối lập nhau.
Tóm lại, thông qua việc miêu tả những yếu tố tương đồng cùng với việc xây dựng hệ thống những yếu tố biểu hiện sự tương phản như trên, tác giảđã khắc hoạ rõ nét làm người đọc nhận thức được những xung đột tư tưởng âm thầm mà quyết liệt, triệt để giữa hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa này. Xâu chuỗi các yếu tố này lại người đọc sẽ nhận ra giữa họ có rất nhiều điểm tương đồng mà tư tưởng lại quá khác biệt nhau. Từ sự khác nhau thậm chí trái ngược nhau đã dẫn đến xung đột. Và những xung đột tư tưởng không chỉđược miêu tả khéo léo bằng hệ thống các chi tiết mà còn
được biểu hiện một cách trực tiếp, khách quan, chân thật thông qua các phương tiện khác nhưđộc thoại nội tâm và đối thoại chẳng hạn. Tất cả thể hiện ngòi bút sắc sảo tài hoa và đậm ý vị xã hội nhân sinh của tác giảHồng lâu mộng.