Công tác quản lý vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty Tây hồ (Trang 63 - 107)

2.2.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý vật liệu xây dựng.

Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện… được đưa vào quá trình xây lắp tạo ra các công trình hoàn thiện. Vật tư có vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Quản lý và sử dụng đúng các chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Nhận rõ tầm quan trọng của vật liệu trong quá trình thi công xây lắp. Công ty thực hiện quản lý toàn bộ quá trình từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất và thi công, bao gồm:

- Nhà cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký chất lượng hàng hoá.

- Kho tàng đạt tiêu chuẩn.

- Thủ quỹ tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất tốt.

- Phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép.

- Hệ thống sổ sách, chứng từ xuất, nhập đúng quy định, cập nhật thường xuyên, phản ánh đúng đủ số lượng, chủng loại, phẩm cấp chất lượng và nguồn gốc vật liệu.

- Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bản nghiệm thu vật tư.

Trên cơ sở các hoạt động quản lý này, Công ty quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các phòng chức năng và các đơn vị thành viên:

- Phòng kế hoạch - kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc xét duyệt tiến độ cung ứng vật tư, tổng mặt bằng thi công (trong đó thể hiện phương án quản lý vật liệu). Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng vật liệu tại công trình như: Kho tàng, hệ thống sổ sách, chứng từ phản ánh nguồn gốc chất lượng, phẩm cấp vật tư, biên bản nghiệm thu.

- Phòng tài chính tham mưu cho Giám đốc Công ty xét duyệt tiến độ cấp vốn đồng thời đảm bảo kinh phí theo tiến độ được duyệt, quản lý các hợp đồng cung cấp vật tư, kiểm tra độ tin cậy của nguồn gốc vật tư, hướng dẫn các đơn vị lập hệ thống sổ sách mẫu biểu quản lý vật tư, kiểm tra tính pháp lý các chứng từ thanh toán mua vật tư và các công việc liên quan khác.

- Các “xí nghiệp” là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụng vật tư, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng, chủng loại vật tư đưa vào công trình. Có nhiệm vụ, lập tổng mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độ cung ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng, phù hợp điều kiện thi công tại khu vực, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác nhận phẩm cấp chất lượng sản phẩm). Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về, tổ chức lưu giữ chứng từ xuất nhập, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm thu… theo đúng các quy định hiện hành.

Chính nhờ sự quản lý tương đối chặt chẽ như vậy mà tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư qua các năm đã được cải thiện (bảng 7).

Bảng 7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Tổng số công trình Công ty thi công 78 142 165

2. Số công trình phát hiện vi phạm chất lượng vật tư 10 12 13 Trong đó:

- Vật tư không có chứng nhận nguồn gốc 5 5 6

- Sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng 2 3 3

- Sử dụng vật tư sai lệch về kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế 3 4 2

- Các vi phạm khác 0 0 2

3. Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư: Kvpcl (%) 12.82 8.45 7.87

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật)

2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác vật liệu xây dựng.

Mặc dù đã có nhiều cải thiện trong công tác quản lý vật liệu xây dựng, tỷ lệ vi phạm chất lượng đã có xu hướng giảm, nhưng nhìn chung tỷ lệ này còn ở mức cao: 7.87%( bảng 7). Kết quả kiểm tra cho thấy cần phải thực hiện những biện pháp mạnh hơn nhằm từng bước giảm thiểu vi phạm. Hình thức vi phạm chủ yếu vẫn là không chứng minh được nguồn gốc vật tư, sử dụng vật tư không đúng, không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật tư không đảm bảo.

2.2.2.3. Nguyên nhân của của những mặt hạn chế đó.

Nguyên nhân chủ yếu về tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư còn cao là do quy trình kiểm tra chất lượng vật tư của Công ty chưa phù hợp (Xem sơ đồ 3). Hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung trong giai đoạn thi công, xây lắp. Trong khi đó,hoạt động kiểm tra, đánh giá khả năng của các nhà cung ứng, phương thức vận chuyển vật tư cũng như chất lượng vật tư lưu kho chưa được chú trọng ngay từ đầu.

Hiện nay, các xí nghiệp trực thuộc Công ty được chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng vật tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung ứng của các xí nghiệp lại chủ yếu dựa trên các mối quan hệ sẵn có giữa nhà cung ứng với các xí nghiệp chứ không phải dựa trên yếu tố kỹ thuật. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý nguồn cung ứng, tác động không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng vật tư cho quá trình thi công. Thực ra đây cũng là vấn đề tương đối phổ biến trong các xí nghiệp xây dựng của nhà nước. Do vậy, các xí nghiệp thuộc công ty nhất thiết phải thay đổi kiểu làm việc quan liêu, đổi mới tư duy theo cách làm việc mới, đặt hiệu quả lên hàng đầu, cải tiến đổi mới quy trình kiểm tra chất lượng tại công ty sao cho chặt chẽ ngay từ khâu mua và thuê vật tư.

Sơ đồ 3: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư hiện tại trong Công ty

2.2.3. Công tác quản lý chất lượng máy thi công.

2.2.3.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.

Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công, quyết định đến tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Trong những năm qua, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các dự án Công ty đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu vật tư

Xí nghiệp xây lắp Nhà cung ứng

Hợp đồng mua sắm vật tư

Giai đoạn

thi công Lưu kho

Kiểm tra vật tư Chứng chỉ chất lượng

rất chú trọng đến công tác quản lý máy móc thiết bị. Nội dung công tác quản lý chất lượng thiết bị, dây chuyển sản xuất của Công ty gồm:

- Xây dựng kế hoạch đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện và dây chuyền sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ hiện tại của công nhân.

- Định kỳ tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành.

- Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dây chuyển sản xuất theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng các thiết bị, phương tiện và đánh giá định kỳ hàng năm.

- Quản lý định mức, đơn giá máy thi công, ban hành các quy trình quy phạm sử dụng máy.

Trên cơ sở các hoạt động chung này, Công ty tiến hành phân cấp quản lý cho từng bộ phận, xí nghiệp thành viên:

Phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị, phương tiện cho Công ty hàng năm và dự báo nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị trung và dài hạn. Thực hiện việc quản lý thống kê, đánh giá năng lực máy theo định kỳ, đề xuất việc điều phối phương tiện, thiết bị giữa các xí nghiệp thành viên.

Các phòng chức năng khác sẽ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với chức năng của mình.

Các xí nghiệp là đơn vị chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc bảo toàn, khai thác hiệu quả máy móc thiết bị.

Sau đây là tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị ở Công ty Tây Hồ trong thời gian qua.

Trong những năm qua thời gian huy động bình quân của máy móc, thiết bị ở Tây Hồ tương đối cao. Cụ thể ở bảng 8

Ta thấy thời gian làm việc bình quân luôn biến động qua các năm, và tình hình thực hiện kế hoạch về thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị cũng có sự thay đổi. Năm 2005, Công ty hoàn thành vượt kế hoạch do Công ty thực hiện giao các xe, máy về các xí nghiệp chủ động quản lý và Công ty đã có một số lượng công trình lớn để thi công so với dự kiến kế hoạch vì vậy mà thời gian làm việc của máy móc, thiết bị xây dựng tăng lên.

Bảng 8: Thời giam làm việc thực tế bình quân Năm

Thời gian làm việc theo kế hoạch bình quân (ngày/tháng)

(Tkh)

Thời gian làm việc thực tế bình quân (ngày/tháng) (Ttt) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch (Hm) 2005 23 24 104.35 2006 24 23 95.83 2007 25 24 96

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)

Ngoài ra, Công ty còn luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trọng đối với máy móc, thiết bị như: Hệ phát động lực, hệ truyền động hoặc hệ công tác, thay khung máy… Công việc sửa chữa này do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm do tính năng của máy móc, thiết bị rất phức

Bảng 9: Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng từng năm

Định mức Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

KH TH % KH TH % KH TH %

Sửa chữa lớn 8 8 100 7 7 100 8 8 100

Bảo dưỡng 630 635 100.

8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

525 525 100 680 689 101.3

Sửa chữa vừa 44 43 97.72 46 78 104.3 47 47 100

Sửa chữa nhỏ 127 131 103.1 136 138 101. 5

147 151 102.7

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật)

Còn bảo dưỡng là việc diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động được một cách bình thường. Hàng năm số lần bảo dưỡng thường xuyên lớn hơn so với kế hoạch do máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ, thêm vào điều kiện làm việc khắc nghiệt do vậy thường xảy ra hỏng hóc. Việc bảo dưỡng thường do chính công nhân vận hành máy tiến hành đều đặn theo kế hoạch

Sửa chữa vừa và nhỏ được tiến hành định kỳ nhằm thay thế một số bộ phận hao mòn qua sử dụng như: Hàn vá bên ngoài, bổ sung dầu mỡ, các hệ thống đèn an toàn, phát tín hiệu và chiếu sáng. Do máy móc, thiết bị ở Công ty đã cũ và các công trình ở xa điều kiện thời tiết địa hình không thuận lợi nên hàng năm Công ty đều vượt kế hoạch về sửa chữa vừa và nhỏ. Các sửa chữa này phần lớn do công nhân của Công ty tự sửa chữa hoặc công nhân chuyên trách của đội thi công cơ giới chịu trách nhiệm.

2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.

Nói chung, năng lực về máy móc, thiết bị thi công, dây chuyền sản xuất của Công ty còn nhiều hạn chế. Một số máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử

dụng vẫn tiếp tục được đưa vào quá trình thi công. Trong mấy năm gần đây, Công ty có đầu tư mua một số máy móc thiết bị nhưng phần lớn đã qua sử dụng nên chất lượng không cao.

Ngoài ra thì máy móc cũng không được sử dụng đúng theo như kế hoạch (bảng 8)

Năm 2006 công nợ tồn đọng lớn nên thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, khi máy móc, thiết bị hỏng hóc Công ty chưa có kinh phí kịp thời để sửa chữa thay thế nên máy móc đã phải ngừng hoạt động.

Năm 2007 giá cả vật liệu xây dựng đặc biệt là giá thép tăng đột biến ảnh hưởng đến thị trường xây dựng. Công ty phải tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu có giá cả hợp lý với công trình nên tác động tới thời gian cung ứng nguyên vật liệu cho từng công trình làm việc sử dụng máy móc, thiết bị cũng bị ảnh hưởng.

Sự hạn chế trong năng lực về máy móc thiết bị của Công ty đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý chất lượng các công trình cũng như khả năng tham gia dự thầu một số công trình có giá trị lớn. Dưới đây là danh mục các loại máy thiết bị chính của Công ty trong thời điểm hiện tại.

Bảng 10: Danh mục thiết bị thi công của Công ty Tây Hồ.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.

Do khả năng lập kế hoạch của Công ty còn kém, việc lập kế hoạch mới chỉ dựa vào các báo cáo của cấp dưới, và tình hình chủ quan của Công ty còn việc dựa vào dự báo nhu cầu của thị trường sản phẩm, thị trường nguyên nhân vật liệu, và biến động của thị trường nên khi có những thay đổi bất ngờ thì

Công ty không kịp trở tay. Điều này làm cho máy móc thiết bị của công ty không được sử dụng theo đúng kế hoạch..

Ngoài ra, hiện nay ở các xí nghệp của Công ty thì việc quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị chủ yếu do một người kiêm nhiệm, đồng thời kiêm luôn cả việc lập kế hoạch về sử dụng và sửa chữa. Nhưng các nhà quản lý này lại chỉ có chuyên môn về ngành kỹ thuật chứ không đào tạo về lập kế hoạch. Do vậy mà công tác lập kế hoạch sửa chữa, sử dụng máy móc còn chứa sát với thực tế.

Bên cạnh đó Công ty cũng chưa đầu tư đúng mức cho trang thiết bị, thiết bị của công ty đã khá cũ nên công suất hoạt động nhiều khi không như ý muốn. Điều này đã gây ảnh đến việc lập kế hoạch sử dụng máy móc hiệu quả.

2.2.4. Công tác quản lý kỹ thuật thi công.

Quản lý kỹ thuật thi công là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng biện pháp tổ chức thi công thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật, định mức khối lượng, đơn giá công việc… tự kiểm tra chất lượng bằng các thiết bị kiểm tra tự có hoặc thuê mua, quản lý hệ thống hồ sơ công trình theo quy định. Trong Công ty, công tác này do phòng kế hoạch kỹ thuật đảm nhận trên cơ sở phối hợp với các bên có liên quan. Công tác này bao gồm các hoạt động.

- Xác nhận khối lượng công tác thi công thực hiện hàng tháng. Nếu công trình đã kiểm tra được đánh giá không đảmbảo chất lượng theo thiết kế, dự toán và không có cam kết thi công thì khối lượng công tác thực hiện mà cá đơn vị đưa ra sẽ không được chấp nhận.

- Lập báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời với Giám đốc Công ty khi phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong xây lắp về quy trình, quy phạm

kỹ thuật, chất lượng vật tư, cấu kiện, biện pháp kỹ thuật không đảm bảo an toàn, thiết bị,máy thi công không đảm bảo hệ số kỹ thuật…

- Tổ chức lưu giữ hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công và các tài liệu về nghiệp vụ, các báo cáo… Lập mẫu báo cáo kiểm tra công trình để theo dõi trong quá trình thi công của các hạng mục công trình đối với tất cả các xí nghiệp. Tổng hợp, báo cáo về tình hình chất lượng các công trình đi kiểm tra hàng tháng hoặc hàng quý.

Công ty đã có thành công lớn trong công tác quản lý kỹ thuật thi công, bởi công ty đã dựa vào tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 để xây dựng quy trình quản lý thi công cho công ty và nó vừa được áp dụng trong năm nay. Điều này cho thấy công ty đang từng bước đổi mới theo hướng phù hợp với xã hội hóa ngày nay.

Các bước tổ chức thi công như sau:

Chuẩn bị tổ chức thi công:

+ Ký hợp đồng giao khoán cho tổ đội thi công -> Theo Quy trình hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Công ty Tây hồ (Trang 63 - 107)