C là chi tiêu bình quân đầu người hàng năm
17 Quỹ xóa đói giảm nghèo trước thuộc Ngân hàng người nghèo nay thuộc Ngân hàng chính sách (1/2003) Quỹ giải quyết việc làm cũng thuộc Ngân hàng chính sách nhưng là quỹ cho vay ủy thác từ Bộ
2.5.2. Kết quả ước lượng tham số mô hình logistic đánh giá tác động của các nhân tố đến nghèo đói ở Ninh Thuận:
nhân tố đến nghèo đói ở Ninh Thuận:
Kết quả hồi quy khẳng định phần lớn các tác động đã trình bày ở trên đã được chứng minh. Hệ số của các biến mang dấu âm có nghĩa nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị biến này sẽ làm giảm xác xuất nghèo của hộ gia đình. Trong mô hình, những biến có hệ số mang dấu âm có thể kể ra gồm: GIOI_CHU (giới tính của chủ hộ, bằng 1 tức giới tính của chủ hộ là nam), CO_VIEC (hộ có hoạt động mang lại thu nhập, bằng 1 là có làm việc), CO_DAT (hộ có sở hữu đất, bằng 1 là có đất), DTICHDAT (diện tích đất tính bằng 1000m2), CO_VAY (được vay 5 triệu trở lên, bằng 1 là có vay).
Bảng 2.50: Mô hình Logistic về nghèo đói ở Ninh Thuận Biến phụ thuộc:
Có phải hộ gia đình nghèo (nhóm chi tiêu thứ nhất)? (có=1) Hệ số (βk ) S.E. Thống kê Z Giá trị P Các biến số độc lập: Hằng số -1,366 0,525 6.647 0,009
Hộ có thuộc nhóm dân tộc thiểu số (có =1) 1,577 0,237 -1.749 0,000
Giới tính của chủ hộ (nam =1) -0,392 0,224 6.693 0,080
Số thành viên của hộ (người) 0,403 0,060 -2.835 0,000
Hộ có việc làm? (có =1) -1,621 0,572 3.478 0,005
Nghề nghiệp chính của hộ trong nông nghiệp? (có =1) 1,059 0,304 -4.203 0,001
Hộ có đất ? (có =1) -1,135 0,270 -4.306 0,000
Diện tích đất canh tác (1.000 m2) -0,088 0,020 -2.208 0,000
Hộ có vay hơn 5 triệu? (có =1) -0,494 0,224 -2.602 0,027
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra ở Ninh Thuận 2004 bằng Eview 3.0. Xem thêm Phụ lục 14,15,16,17,18 và 19
Những biến có hệ số mang giá trị dương là những yếu tố làm tăng xác suất nghèo của một hộ nếu tăng thêm một đơn vị biến này trong điều kiện cố định tất cả biến còn lại. Đó là DTOC (hộ có thuộc nhóm dân tộc thiểu số, bằng 1 có nghĩa là hộ thuộc nhóm thiểu số), QUYMO_HO (số khẩu trong một hộ), LAM_NONG (nghề nghiệp chính của hộ có phải là việc thuần nông hay không, không tính chăn nuôi, bằng 1 tức làm việc thuần nông).
Theo đó, có thể thấy tình trạng có việc làm và tình trạng có sở hữu đất đai ảnh hưởng khả năng giảm nghèo rất mạnh. Yếu hơn nhưng khá quan trọng là việc vay vốn của hộ gia đình. Điều này lần lượt khẳng định những khó khăn mà hộ gia đình ở Ninh Thuận gặp phải theo chính ý kiến của họ. Giới tính của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến xác suất rơi vào tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở Ninh Thuận. Diện tích đất canh tác có ảnh hưởng thấp nhất. Như đã phân tích, đây có thể là do khí hậu, thời tiết đồng thời với việc thiếu nguồn nước tưới ở vùng này không thuận lợi cho việc trồng trọt.
Ngược lại, một hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số có xác suất nghèo cao hơn hộ dân tộc Kinh. Yếu tố dân tộc tác động mạnh đến xác suất rơi vào nghèo của một hộ cho thấy tính dễ tổn thương của nhóm người dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận là rất gay gắt. Dù đây là tình trạng chung nhưng cũng cho thấy tình trạng dân tộc đang là vấn đề bức xúc cần chú trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo sắp tới. Mặt khác, trong khi những công việc phi nông nghiệp được tạo ra rất ít, việc bám vào công việc nông nghiệp của các hộ gia đình làm tăng khả năng nghèo. Tuy nhiên, cần phải nhận ra rằng không phải chính nông nghiệp làm cho
hộ gia đình nghèo mà là những yếu tố gián tiếp khác như thiên tai, đất đai cằn cỗi, thiếu nguồn nước tưới, thiếu kiến thức kỹ thuật trong canh tác.
Bảng 2.51: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố
Xác suất nghèo đói được ước tính khi biến số độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban
đầu là: (%)
Biến phụ thuộc:
Có phải hộ gia đình nghèo (nhóm chi tiêu thứ nhất)? (có=1) Hệ số tác động biên (eβ k ) 10,0 20,0 30,0 40,0 Các biến số độc lập: Hằng số
Hộ có thuộc nhóm dân tộc thiểu số (có =1) 4,8404 35,0 54,8 67,5 76,3
Giới tính của chủ hộ (nam =1) 0,6757 7,0 14,5 22,5 31,1
Số thành viên của hộ (người) 1,4963 14,3 27,2 39,1 49,9
Hộ có việc làm? (có =1) 0,1977 2,1 4,7 7,8 11,6
Nghề nghiệp chính của hộ trong nông nghiệp? (có =1) 2,8835 24,3 41,9 55,3 65,8
Hộ có đất ? (có =1) 0,3214 3,4 7,4 12,1 17,6
Diện tích đất canh tác (1.000 m2) 0,9158 9,2 18,6 28,2 37,9
Hộ có vay hơn 5 triệu? (có =1) 0,6102 6,3 13,2 20,7 28,9
Nguồn: Tính toán từ Bảng 2.50 bằng Excel
Giả sử xác suất nghèo của một hộ gia đình ở Ninh Thuận là 30%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu hộ này có việc làm, có đất, hay được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống, lần lượt còn lại là: 7,8%; 12,1% và 20,7%. Ngược lại, nếu quy mô hộ gia đình tăng thêm một người, hay nghề nghiệp chính của hộ chuyển từ phi nông nghiệp sang nông nghiệp trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi thì xác suất rơi vào cảnh nghèo của hộ này tăng lên và lần lượt là: 39,1% và 55,3%. (Xem Bảng 2.50)
Do trình độ học vấn của người dân ở Ninh Thuận rất thấp nên biến học vấn không ảnh hưởng đến xác suất nghèo. Các hệ số liên quan đến giáo dục không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Những hộ có số năm đi học cao hơn không mang lại xác suất thấp hơn trong tình trạng nghèo khổ. Từ đây cũng cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu ảnh hưởng của những người có học vấn cao nhưng làm ăn xa đến sự nghèo khổ của gia đình nói riêng và địa phương nói chung.
Yếu tố về khoảng cách địa lý không có tác động trong mô hình này, hệ số hồi quy không có ý nghĩa. Giải thích cho việc này, chúng tôi cho rằng đó là do việc chọn mẫu không được thực hiện ở các vùng cao, vùng sâu ở Ninh Thuận. Điều này xảy ra hoàn toàn có thể đoán trước được vì điều kiện thời gian và kinh phí hạn hẹp.
Số con và tỷ lệ phụ thuộc cũng không có ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ. Lao động trẻ em nhiều ở Ninh Thuận có thể giải thích cho điều này. Trên thực tế, mặc dù còn nhỏ và được xếp vào dạng ăn theo nhưng trẻ em ở Ninh Thuận đã có thể làm việc và mang lại thu nhập cho gia đình.
• Kết luận:
Những kết quả phân tích ở trên cho thấy nghèo đói ở Ninh Thuận vẫn tồn tại ở mức cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Không thể phủ nhận những thành quả giảm nghèo đã đạt được trong những năm qua nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ. Chính quyền địa phương cần phải khẩn trương hơn. Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước cho thấy khó khăn không chừa một vùng nào nhưng có thể phát triển vượt lên hay không là ở chỗ lãnh đạo địa phương ấy có nhìn ra những thiếu sót của địa phương mình và nỗ lực cải thiện nó hay không mà thôi. Qua phân tích này, có thể thấy rằng những vấn đề then chốt như đất đai, vốn, nguồn nước, giáo dục cũng như yếu tố dân tộc đang rất cần sự quan tâm hơn từ chính quyền địa phương. Vài gợi ý trong chương 3 sẽ cung cấp những ưu tiên lựa chọn chiến lược phát triển để giảm nghèo có hiệu quả cho những người làm chính sách ở Ninh Thuận.
Chương 3